Xếp hàng mua bánh trung thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có thể thấy gì từ hình ảnh nhiều người Hà Nội, TP.HCM chấp nhận xếp hàng dài kiên nhẫn chờ đợi mua bánh trung thu giữa những ngày mà nỗi lo lây nhiễm Covid-19 đang ám ảnh cao độ?

Phong tỏa kéo dài thì đến cây kim sợi chỉ, con ốc con vít, tờ giấy cây bút cũng trở thành thiết yếu chứ cứ gì là lương thực, thực phẩm hay thuốc men. Giờ hỏi bất cứ ai trong vùng phong tỏa xem cần gì, thiếu gì, muốn gì thì chắc danh sách kể ra sẽ nhiều món lắm.

Tết đoàn viên cận kề rồi, có hộp bánh trung thu mua về cho cả nhà hay biếu ông bà, người ơn… dù cảm xúc thật ra đã vơi đi rất nhiều rồi sau quá nhiều xót xa những ngày phong tỏa vì dịch bệnh, thú thật có lúc cũng chợt mong mình có thể xếp hàng chờ mua được hộp bánh trung thu cầm về. Món quà tìm lại trong ánh mắt con trẻ và người thân gia đình chút niềm vui ấm áp.

Chuyện bán, mua hộp bánh cũng là thêm hy vọng về dấu hiệu gượng dậy của nền kinh tế trước cú đòn trời giáng vì dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa rút lui khỏi thị trường. Ở đó có thể thấy chủ doanh nghiệp gượng dậy đầy nghị lực, tìm cơ hội lách qua khe cửa rất hẹp để tiếp tục bước ra thị trường. Ở đó phải chọn chiến lược mới, chiến lược sống chung với vi rút Covid-19, chiến lược “bơi giữa hai làn nước”.

Nghĩa là phải can đảm hơn. Tiêm đủ vắc xin, chúng ta nên tự tin và can đảm tiếp tục bước vào nhà máy, bước vào công trường, mở cửa hàng quán… để không tự làm mình mắc kẹt vô lý trong thiếu thốn, đói nghèo và khủng hoảng. Chúng ta cần sự can đảm để có thể sống tiếp cuộc đời phía trước.

Nhưng phải thật sự hiểu rõ và biết cách sống chung với Covid-19, phải thật sự biết cách “bơi giữa hai làn nước” một cách khôn ngoan, chứ không phải cứ cần can đảm là đủ. Thiếu thận trọng, thiếu khôn ngoan trong hoàn cảnh này đồng nghĩa với trả giá đắt về sức khỏe và tính mạng, đồng nghĩa với việc làm ảnh hưởng đến người thân và cộng đồng. Đừng quên, chúng ta còn rất nhiều giới hạn đáng lo ngại về nhận thức, về công nghệ, về trình độ quản lý xã hội có thể khiến cho nỗ lực thoát phong tỏa, sống chung với Covid-19 trở thành một kịch bản đầy cạm bẫy, đầy rủi ro.

Sao xếp hàng mua bánh trung thu mà phải chen lấn, không chịu giữ khoảng cách? Sao không nghĩ đến những cách thức có thể thay thế như giao dịch online để an toàn hơn nếu muốn mua bánh trung thu? Mà điều này không phải là quá khó. Ngược lại, người bán cũng phải tự ý thức cách tổ chức phục vụ, bán hàng sao cho an toàn và thuận tiện. Mở cửa hay tháo giãn cách không còn đồng nghĩa với trở về cung cách kinh doanh trước đây nữa.

Chắc ai cũng mong những cuộc hạnh ngộ sau phong tỏa với những giá trị và niềm vui cố hữu của cuộc sống. Nhưng muốn được thì lại càng cần phải cẩn trọng giữ gìn đến mức nghiêm ngặt. Vì chắc chắn vi rút Covid-19 vô cảm không chừa bất cứ ai khinh suất, kể cả người cố tìm về chút niềm vui cho người thân yêu bằng việc cố chen nhau xếp hàng mua bánh trung thu.

Theo Huỳnh Văn Thông (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.