Krông Pa: Thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tích cực triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn này, hàng ngàn hộ đã sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
“Cứu cánh” từ vốn vay ưu đãi
Với mục tiêu “Không để hộ nghèo nào thiếu vốn”, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã giải quyết nhu cầu vay vốn cho hơn 10 ngàn hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020 giảm từ 34,1% xuống còn 15,53%.
Nhà nghèo, vợ con lại thường xuyên đau ốm, một mình ông Nay Chruy (buôn Mlah, xã Phú Cần) phải gồng gánh để lo toan cho gia đình. Cuộc sống bí bách, nhiều lần ông phải tìm đến “tín dụng đen” để lo thuốc thang cho vợ. Với số tiền vay 20 triệu đồng, mỗi tháng ông phải trả lãi 1 triệu đồng. Gia đình vốn đã khó khăn thì lấy đâu ra tiền trả lãi hàng tháng. Trong lúc bế tắc, ông Chruy được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện cho vay 10 triệu đồng, rồi dần dần nâng lên 20 triệu đồng, 50 triệu đồng. Vốn là người chịu thương, chịu khó, biết tiết kiệm, đến nay, ông Chruy đã giải quyết được nợ vay bên ngoài, vươn lên thoát nghèo. Ông Nay Chruy cho hay: “Từ vốn vay này, ban đầu, tôi mua 2 con bò sinh sản. Đến nay, đàn bò đã lên đến 8 con. Tôi còn đầu tư trồng gần 1 ha mì nên giờ đã đủ ăn, quan trọng là không còn nợ bên ngoài với lãi suất cao nữa”.
Ông Nay Chruy (buôn Mlah, xã Phú Cần) chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Minh Triều
Ông Nay Chruy (buôn Mlah, xã Phú Cần) chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: Minh Triều
Tương tự, gia đình chị Nay Hdjunh (buôn Kơ Jing, xã Ia Hdreh) không có đất đai, ruộng vườn nên trước đây chỉ sống bằng việc đi làm thuê, bữa đói, bữa no. Năm 2016, nhờ vay được 20 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng chính sách, chị Hdjunh đã mua bò, thuê đất trồng mì. Chị Hdjunh tâm sự: “Từ khi được hỗ trợ vay vốn, cộng thêm chút tiền mượn họ hàng, gia đình mua 2 con bò, thuê hơn 1 ha rẫy trồng mì. Bây giờ thì gia đình đã ổn định rồi”.
Ông Nguyễn Khắc Dưng-Chủ tịch UBND xã Phú Cần-cho biết: Thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Krông Pa đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng chính sách gắn với phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo tại địa phương. Đến nay, tổng dư nợ tại xã đạt hơn 38,6 tỷ đồng với 910 khách hàng vay. “Để nguồn vốn ưu đãi đến kịp thời với người dân, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức hội, đoàn thể”-ông Dưng khẳng định.
Cũng như các hộ trên, năm 2015, gia đình anh Ksor Hônh (buôn Đông Thuơ, xã Chư Gu) được tiếp cận với nhiều nguồn vốn ưu đãi, từ đó kinh tế gia đình ngày càng được cải thiện. Có tiền, anh đầu tư hệ thống nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh. Còn gia đình chị Siu H’Kưm (buôn Ma Rôk, xã Chư Gu) trước đây kinh tế vô cùng khó khăn, nay đã có điều kiện đầu tư xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh, sắp tới là xây lại nhà…
Tiếp tục đồng hành cùng hộ nghèo
Từ các nguồn vốn của Trung ương và địa phương, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Krông Pa triển khai cho vay theo 14 chương trình, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn đều được tiếp cận. Đặc biệt, đối với vốn ngân sách địa phương, đơn vị đã tham mưu cho huyện ưu tiên tập trung cho vay hộ nghèo và chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn để thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn giải ngân đã được hộ vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương.
Nhiều nhà được xây dựng mới nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách. Ảnh: Minh Triều
Nhiều ngôi nhà được xây dựng mới nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách. Ảnh: Minh Triều
Trao đổi với P.V, bà Phùng Thị Tú Trinh-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Krông Pa-thông tin: Giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn đã đáp ứng với các chương trình lên đến hơn 400 tỷ đồng, giải quyết nhu cầu vay của 5.119 lượt hộ nghèo, 2.620 lượt hộ cận nghèo, 2.365 lượt hộ mới thoát nghèo. Mặt khác, trong giai đoạn này, Phòng Giao dịch còn tạo điều kiện giải ngân 43,6 tỷ đồng để hỗ trợ 2.834 hộ dân trên địa bàn 14 xã, thị trấn vay vốn thực hiện công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; trong đó tập trung tại các xã trọng điểm nhằm hoàn thành tiêu chí vệ sinh môi trường để về đích nông thôn mới như: Phú Cần, Chư Gu, Ia Mlah. “Nguồn vốn ưu đãi đã đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi “tín dụng đen”, đẩy nhanh tiến độ về đích nông thôn mới tại các xã, giúp hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách an tâm sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị trên địa bàn”-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Krông Pa khẳng định.
MINH TRIỀU

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.