Đà Nẵng kết hợp dữ liệu tiêm chủng vào mã QR khai báo y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tích hợp dữ liệu tiêm chủng (từ kết quả tiêm trên nền tảng quản lý tiêm chủng) vào mã QR Code khai báo y tế thành phố, đồng thời có hướng dẫn sử dụng ứng dụng.

Đà Nẵng kết hợp dữ liệu tiêm chủng vào mã QR khai báo y tế kiểm soát người dân tại các điểm đến đông người. (Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đà Nẵng kết hợp dữ liệu tiêm chủng vào mã QR khai báo y tế kiểm soát người dân tại các điểm đến đông người. (Ảnh minh họa: Trần Lê Lâm/TTXVN)


Ngày 27/9, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng thông tin Sở vừa ban hành Công văn số 2815/STTTT-CNTT về việc hướng dẫn sử dụng dữ liệu tiêm chủng kế hợp vào mã QR khai báo y tế, phục vụ người dân đến và tham gia hoạt động tại một số cơ sở, điểm đến đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao.

Ông Nguyễn Quang Thanh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cho hay  theo Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người dân phải khai báo y tế, các chủ cơ sở, điểm đến phải bố trí người và phương tiện, công cụ để kiểm soát người vào ra bằng cách quét QR Code.

Để sẵn sàng phục vụ người dân, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng khi thành phố quyết định áp dụng thông tin tiêm vaccine phục vụ mở hoạt động tại một số cơ sở, khu vực đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao, Sở Thông tin và Truyền thông đã tích hợp dữ liệu tiêm chủng (từ kết quả tiêm trên nền tảng quản lý tiêm chủng) vào mã QR Code khai báo y tế thành phố (bảo đảm giữ nguyên cách khai báo đã sử dụng lâu nay); đồng thời có hướng dẫn sử dụng ứng dụng.

Cụ thể, người dân sẽ thực hiện khai báo y tế và nhận QRCode theo một trong những cách như qua ứng dụng “DaNang Smart City”; Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng” hoặc truy cập https://khaibaoyte.danang.gov.vn (như đã sử dụng lâu nay).

Người dân sử dụng thiết bị điện thoại, máy tính bảng, máy tính có kết nối Internet để thực hiện việc khai báo. Trường hợp số ít người dân không có thiết bị kết nối Internet hoặc không có điện thoại thông minh có thể sử dụng chức năng “khai hộ," sau đó chụp hoặc in lại ảnh QR Code hoặc người đi cùng “khai hộ” và xuất trình tại các điểm đến. Lưu ý, khi khai báo y tế, người dân cần nhập đúng thông tin khai báo lúc đi tiêm vaccine.

Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đang triển khai kết nối với Ứng dụng phòng chống dịch dùng chung do Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng, hoàn thiện (PC-COVID) và sẽ triển khai sử dụng chung khi Bộ Thông tin và truyền thông đưa vào sử dụng để thống nhất mã QR Code trên các nền tảng khác nhau.

Sau khi khai báo y tế, hệ thống cấp trả về mã QR Code (không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng ứng dụng này) với các thông tin đã khai báo, trong đó có các thông tin chính như: họ tên, số lượng mũi tiêm vaccinen, màu nhận diện.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng, hiện nay dữ liệu tiêm vaccine được thu thập, tổng hợp từ nền tảng tiêm chủng đến thời điểm ngày 24/9/2021 (đang tiếp tục cập nhật trong thời gian tới).

Để thuận lợi cho người dân, Sở Thông tin và Truyền thông mở kênh tra cứu thông tin để thực hiện việc hiệu chỉnh thông tin tiêm vaccine trên các nền tảng ứng dụng khai báo.

Trường hợp thông tin tiêm của người khai báo chưa có hoặc chưa đủ, chưa khớp dẫn đến không hiển thị mũi tiêm trên QR Code, người dân đề nghị hiệu chỉnh thông tin như sau: Vào Cổng Dịch vụ công Đà Nẵng (https://dichvucong.danang.gov.vn), chọn menu “Xác nhận thông tin đã tiêm vaccine” để cung cấp thông tin hoặc truy cập http://bit.ly/xacnhanthongtintiem để cung cấp thông tin.

Đối với các chủ cơ sở, điểm đến sẽ triển khai nhận diện, kiểm tra QR Code qua thẻ màu, thông tin hiển thị trên QR Code, thực hiện quét QR code 100% người dân vào/đến theo quy định.

Tùy vào điều kiện thực tế, các cơ sở, điểm đến có thể thực hiện quét QR Code theo một trong các cách sau: sử dụng ứng dụng “eTicket Đà Nẵng” cài đặt trên máy tính bảng, điện thoại thông minh; sử dụng máy tính bảng, điện thoại gắn trên chân đế cho người dân tự quét, không tiếp xúc gần với nhân viên kiểm soát; sử dụng thiết bị/thùng quét QR Code chuyên dụng, kết nối với máy tính hoặc điện thoại thông minh và quét trên website https://qrcode.danang.gov.vn; sử dụng webcam trên laptop hoặc webcam (rời) kết nối với máy tính/laptop để quét QR Code qua phần mềm chuyên dụng…

Theo Võ Văn Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.