Những chính sách đặc thù trong "bảy ngày tự phong tỏa" của Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua và ban hành Nghị quyết về quy định chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để kịp thời động viên các lực lượng trực tiếp tham gia.

 Các chốt chặn ở các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để kiểm tra người và phương tiện lưu thông. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Các chốt chặn ở các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để kiểm tra người và phương tiện lưu thông. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)


Nhằm đánh giá tình hình và sớm kiểm soát dịch COVID-19, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 2788/QĐ-UBND dừng mọi hoạt động và yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trong vòng một tuần, bắt đầu từ ngày 16/8.

Hỗ trợ tài chính cho lực lượng chống dịch

Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua và ban hành Nghị quyết về quy định chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để kịp thời động viên các lực lượng trực tiếp tham gia.

Theo đó, về chế độ phụ cấp chống dịch cho người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc mắc COVID-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc COVID-19 được hỗ trợ 450.000 đồng/người/ngày.

Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm, bệnh nhân dương tính: 300.000 đồng/người/ngày (đều đã bao gồm chế độ phụ cấp chống dịch theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ).

Cán bộ y tế làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ tại tổ, chốt ngõ ra vào thành phố được hỗ trợ mức 300.000 đồng/người/ca trực. Các lực lượng còn lại (công an, tình nguyện viên….) tại các tổ chốt ngõ ra vào thành phố và các chốt kiểm soát trên địa bàn hỗ trợ mức 130.000 đồng/người/ca trực.

Người nhập liệu mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và người lao động tham gia công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ thu dung, điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 (chưa được quy định hỗ trợ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ) hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 1.400.000 đồng/người/tháng.

Người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, vận chuyển mẫu, nhập liệu mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, người trực tiếp làm xét nghiệm SARS-CoV-2, người vận chuyển bệnh nhân dương tính, người giám sát tại các chốt ngõ ra vào thành phố và các chốt kiểm soát trên địa bàn; kể cả tình nguyện viên tham gia các công việc này được hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày.

Đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc, điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/người/ngày (đã bao gồm chế độ hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ).

Quy định về tang lễ

Trong thời gian thực hiện quy định từ 16-23/8 này, các hoạt động sinh đẻ, cấp cứu, khám chữa bệnh nặng diễn ra bình thường, hoạt động tang lễ cũng được tổ chức nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.


 

Các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vắng bóng người đi lại. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vắng bóng người đi lại. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)


Cụ thể, Công văn số 5260/UBND-KGVX ngày 15/8/2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã hướng dẫn: khi cần cấp cứu, can thiệp y tế đột xuất thì người dân liên hệ ngay Trung tâm Cấp cứu (số điện thoại 115) hoặc đường dây nóng của Trung tâm Y tế các quận, huyện đánh giá tình trạng bệnh, bố trí xe vận chuyển.

Khi cần tư vấn, khám sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh định kỳ khác, người dân đến Trạm Y tế nơi cư trú để được đánh giá tình trạng và xử lý. Người dân trước khi đến Trạm Y tế phải được xác nhận bởi tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ (bằng giấy viết tay hoặc tin nhắn điện thoại).

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng yêu cầu hoạt động tang lễ phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch như: không để đám tang quá 48 giờ, tổ chức tang lễ không quá 20 người, không tổ chức đoàn viếng...

Theo ông Hồ Văn Khoa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Cẩm Lệ (thành phố Đà Nẵng), trong 2 ngày thành phố tạm dừng hoạt động, trên địa bàn quận đã có 4 tang lễ được tổ chức.

Ủy ban Nhân dân quận, phường đã hướng dẫn cụ thể cho các gia đình để đảm bảo đúng quy định của thành phố, từ khâu lập giấy chứng tử, tổ chức tang lễ đến đưa tang. Theo quy định, không được tổ chức tang lễ quá 20 người, nhưng trên thực tế hầu hết các gia đình chỉ có trên dưới 10 người con cháu trong nhà tham dự.

Ông Hồ Văn Khoa cho biết: “Khi có người mất, các gia đình cần khẩn trương liên hệ với các Ủy ban Nhân dân phường để được hướng dẫn cụ thể. Quận đã cho phép một cơ sở dịch vụ tang lễ trên địa bàn hoạt động để phục vụ nhân dân, chỉ cần gọi sẽ có xe tang đến nhà. Khi đưa tang phải đi đúng theo thời gian và lộ trình đã đăng ký trước, để xuất trình qua các chốt kiểm tra. Nếu cần đưa về quê chôn cất thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận sẽ trực tiếp ký giấy để đưa ra ngoài thành phố và chỉ được ra ngoài trong vòng 24 giờ.”

Theo bà Đỗ Thị Thu Hiệp, Bí thư Chi bộ Tổ 40 (phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), tổ đã lập Ban Điều hành gồm đồng chí Tổ trưởng, cán bộ Mặt trận, cán bộ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... và phân công mỗi đồng chí phụ trách khoảng 30-40 hộ dân.

Trong những ngày tới, Ban Điều hành sẽ hỗ trợ từng hộ dân trong việc mua sắm thực phẩm, thuốc men, xử lý các tình huống khẩn cấp. Nếu gia đình nào có tang lễ, Ban Điều hành sẽ là cầu nối với chính quyền địa phương, hỗ trợ ổn định tổ chức theo đúng quy định của thành phố.

Về vấn đề tang lễ, trong buổi họp Ban Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng vào tối 16/8, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã lưu ý chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận phải theo dõi, hướng dẫn cụ thể cho các gia đình có việc hiếu.

Trước đây, đã xảy ra trường hợp lây nhiễm dịch bệnh tại các đám tang, vì vậy phải đảm bảo đám tang không được tập trung quá 20 người, chỉ được sử dụng phương tiện ôtô, nếu ra khỏi thành phố thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.