Khách sạn đồng hành chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc sử dụng các khách sạn thành cơ sở cách ly tập trung những trường hợp tự nguyện chi trả phí phần nào giải tỏa áp lực cho địa phương và tạo nguồn thu cho các cơ sở trong bối cảnh hoạt động du lịch, dịch vụ đang chịu ảnh hưởng nặng nề.
Đồng hành phòng-chống dịch
Hiện TP. Pleiku có 4 khách sạn làm cơ sở cách ly tập trung phòng-chống dịch Covid-19. Trong đó, Khách sạn Tre Xanh và Khách sạn Pleiku được người cách ly tự nguyện ưu tiên lựa chọn và chi trả chi phí. Còn Khách sạn Công đoàn và Khách sạn Mekong là nơi tỉnh dùng để cách ly tập trung cho lực lượng tham gia chống dịch tại các chốt kiểm soát, lực lượng trực tiếp phục vụ tại các khu cách ly tập trung và nhân viên trực tiếp phục vụ, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bà Bùi Thị Phương Thảo-Giám đốc Khách sạn Tre Xanh-cho hay: Từ ngày 9-7, Khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly tập trung do người được cách ly tự nguyện chi trả chi phí. Khách sạn có 116 phòng và khả năng thu dung khoảng 200 người. Từ ngày 9-7 đến nay, Khách sạn đã thực hiện cách ly tập trung cho 325 người.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường hàng ngày tại Khách sạn Tre Xanh. Ảnh: Như Nguyện
Nhân viên y tế phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường hàng ngày tại Khách sạn Tre Xanh. Ảnh: Như Nguyện
Nhằm hỗ trợ người cách ly, giá phòng được giảm 30-40% so với bình thường, có phòng giảm gần 50% và không thu phí phục vụ. Theo đó, phòng đôi là 550 ngàn đồng/ngày, phòng đơn 500 ngàn đồng/ngày. “Với mức giá như vậy thì đơn vị không có lãi vì chi phí phục vụ tăng. Kèm theo đó là chi phí trang phục bảo hộ cho nhân viên, tiền lương tăng vì họ ở lại phục vụ 24/24 giờ, tiền điện nước cũng tăng cao... Tuy vậy, xác định đây là trách nhiệm nên đơn vị đồng hành cùng với tỉnh trong công tác phòng-chống dịch”-bà Thảo chia sẻ.
Còn ông Mai Văn Huấn-Giám đốc Khách sạn Pleiku thì cho biết: Khách sạn Pleiku kích hoạt làm cơ sở cách ly tập trung từ ngày 27-7. Cơ sở có 60 phòng với sức chứa 119 người. Từ ngày 27-7 đến 20-8 đã có trên 160 người cách ly tập trung tại đây. “Khách sạn đưa ra 2 mức giá phòng phù hợp cho người cách ly, trong đó, phòng đôi giá 550 ngàn đồng/ngày và phòng đơn 500 ngàn đồng/ngày, chi phí này chưa bao gồm tiền ăn uống. Với mức thu này thì hoàn toàn không có lãi vì các chi phí khác tăng cao. Tuy vậy, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp, chung tay góp phần cùng địa phương phòng-chống dịch”-ông Huấn nói.
Đảm bảo an toàn
Khi chuyển đổi công năng thành cơ sở cách ly tập trung, các khách sạn phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt thiết yếu như: điện, nước, khu vệ sinh, nhà tắm; đảm bảo thông thoáng, an ninh, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người cách ly, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý. Cùng với đó, các cơ sở này phải bố trí trạm gác có bảo vệ trực 24/24 giờ do lực lượng Công an, dân phòng địa phương đảm nhiệm. Tuyệt đối không cho phép người không có nhiệm vụ vào khách sạn; bố trí điểm rửa tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn, khu vực khử khuẩn phương tiện vận chuyển người đến cách ly tập trung.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt hàng ngày cho người cách ly tại Khách sạn Pleiku. Ảnh: Như Nguyện
Nhân viên y tế đo thân nhiệt hàng ngày cho người cách ly tại Khách sạn Pleiku. Ảnh: Như Nguyện
Ông Nguyễn Duy Thuấn-Giám đốc Khách sạn Mekong-thông tin: Trước khi đi vào hoạt động, đơn vị đã tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm từ các khách sạn trên địa bàn. Đồng thời, đội ngũ nhân viên được tập huấn, hướng dẫn của ngành Y tế cũng như các đơn vị liên quan để đáp ứng các yêu cầu an toàn phòng-chống dịch theo quy định.
Đánh giá về vấn đề chuyên môn, ông Rơ Mah Huân-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh-nhận định: Trước khi thành lập điểm cách ly tập trung tại các khách sạn, Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho cơ sở và đội ngũ nhân viên về cách phục vụ an toàn. Đồng thời, khảo sát, hướng dẫn cụ thể phân luồng, quy trình cách ly tập trung và các hướng dẫn khác về chuyên môn theo quy định. Qua kiểm tra, các khách sạn đều tổ chức cách ly tập trung đảm bảo yêu cầu an toàn phòng-chống dịch.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Ngày 15-4, Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam” đã thông báo danh sách thí sinh đạt giải tại kỳ thi thứ 6.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.