Món quà tri ân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập niên nhưng những mất mát, đau thương thì vẫn còn đó. Bao người mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Và biết bao người đã gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường. Vào dịp tháng 7 hàng năm, các ngành, địa phương đều có những món quà nặng nghĩa tri ân công lao to lớn ấy.

Thấy đoàn công tác của tỉnh đến thăm gia đình nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, bà Đoàn Thị Phương (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) không khỏi xúc động. Nắm chặt tay Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, bà Phương bày tỏ: “Cả tỉnh có hàng ngàn gia đình chính sách, người có công, ấy thế mà các đồng chí lãnh đạo vẫn dành thời gian đến nhà tôi thăm hỏi, động viên. Tôi xúc động vô cùng”.

 Bà Đoàn Thị Phương (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) rưng rưng xúc động đón nhận món quà của lãnh đạo tỉnh. Ảnh: Anh Huy
Bà Đoàn Thị Phương (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ) rưng rưng xúc động đón nhận quà của lãnh đạo tỉnh. Ảnh: Anh Huy


Năm 1975, bà Phương lập gia đình với ông Phạm Văn Hiệp. Phải tận 11 năm sau, vợ chồng bà mới đón con gái đầu lòng. Ông bị nhiễm chất độc hóa học từ những năm tháng tham gia chiến trường. Vì vậy, khi sinh con, vợ chồng bà vừa mừng vừa lo. Mãi đến lúc con gái chập chững đi, cất tiếng gọi bi bô, vợ chồng bà mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng 3 người con sinh sau đó lại không được may mắn như thế. Nặng nhất là cô con gái thứ 3, ngay lúc sinh ra đã bị bại não và đến năm 14 tuổi thì qua đời. Cậu con trai út nay đã 21 tuổi cũng ngây dại. Cô con gái thứ 2 bước sang tuổi 31 nhưng đầu óc cũng chẳng tỉnh táo như người bình thường. Có chồng và 2 người con bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học khiến cuộc sống gia đình bà Phương càng thêm khó khăn. Gần 70 tuổi, bà vẫn phải làm lụng, cáng đáng mọi việc để nuôi sống gia đình. “Cách đây 6 năm, con gái lớn, đứa lành lặn nhất trong 4 chị em bị tai nạn qua đời để lại 2 đứa con nhỏ. Rồi đứa thứ 3 cũng ra đi. Có nhiều lúc tôi gần như gục ngã. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, số phận mình đã thế thì phải chấp nhận để sống tiếp, để lo cho chồng, cho con”-bà Phương bộc bạch.

Đã 96 tuổi, nhưng bà Lê Thị Hàng (tổ 5, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) vẫn còn minh mẫn. Khi nhắc về 2 người con trai đã hy sinh trong chiến tranh, mắt bà nhìn xa xăm. Bà có tổng cộng 9 người con, nhưng 7 trong số đó đã rời xa khi tuổi đời còn rất trẻ. “2 đứa con của tôi xung phong đi bộ đội, trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù, 5 đứa khác ở nhà. Nhưng rồi bọn địch đánh phá ác liệt, chúng càn quét, bắt bớ và giết chồng cùng các con tôi. 2 đứa con đi bộ đội cũng hy sinh ngoài chiến trường”-bà nhớ lại. Quá đau lòng, bà rời quê hương Bình Định lên Gia Lai sinh sống. Ở đây, bà đi thêm bước nữa và sinh được 2 người con. Hiện bà đang sống cùng gia đình con trai út và được 2 đơn vị: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã An Khê nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Khi lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể đến thăm dịp 27-7, bà Hàng không giấu được niềm vui. “Tôi nghĩ các con tôi rất vui khi đất nước độc lập, hòa bình và ngày càng phát triển. Bản thân tôi rất xúc động, ấm lòng vì được các cấp, ngành quan tâm, thăm hỏi và giúp đỡ thường xuyên”-bà Hàng chia sẻ.

Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, tặng quà bệnh binh Đinh Thị Hluch (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ).  Ảnh: Đinh Yến
Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, tặng quà bệnh binh Đinh Thị Hluch (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ). Ảnh: Đinh Yến


Nở nụ cười hiền, bệnh binh Đinh Thị Hluch (67 tuổi, làng Jrơ Dơng, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) mời đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các thành viên trong đoàn công tác của tỉnh vào nhà. Bà Hluch kể câu chuyện tham gia kháng chiến của mình. Theo đó, năm 16 tuổi, bà Hluch tham gia cách mạng, làm nhiệm vụ gùi cõng lương thực, đạn dược tiếp tế cho bộ đội đánh Mỹ. Bà cùng với người dân trong làng trồng mì, trồng bắp để bộ đội ăn no, có sức đánh đuổi giặc xâm lăng. Chiến tranh lùi xa, đồng đội của bà giờ nhiều người đã không còn. Cách đây mấy năm, chồng bà cũng ra đi sau một cơn bạo bệnh. Bà và con gái sống nương tựa vào nhau. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, vài năm trước, các cấp, ngành đã quan tâm, hỗ trợ xây tặng mẹ con bà ngôi nhà tình nghĩa. Bà Hluch trải lòng: “Hiện tại, mỗi tháng mình đều có tiền chế độ trợ cấp cho bệnh binh. Như thế là hạnh phúc rồi, công lao của mình đã được ghi nhận. Hôm nay, còn được lãnh đạo tỉnh không ngại xa xôi đến tận nhà thăm hỏi, mình vui mừng lắm”.
 

 ĐINH YẾN - ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.