Ca sĩ Vy Oanh kiện bà Phương Hằng: Pháp luật tạo văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếp theo vụ bà Lê Thị Giàu kiện bà Nguyễn Phương Hằng là vụ kiện của ca sĩ Vy Oanh.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) nộp đơn lên Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM tố giác bà Nguyễn Phương Hằng có hành vi sử dụng mạng xã hội thông tin bịa đặt, sai sự thật, vu khống, xúc phạm đến danh dự nhiều nghệ sĩ, trong đó có Vy Oanh.

Xin không bàn đến nội dung vụ kiện, phân tích ai đúng ai sai, vì đó là công việc của các cơ quan tố tụng.

Điều đáng quan tâm, đó chính là thái độ ứng xử của công dân với công dân thông qua việc sử dụng công cụ pháp luật. Pháp luật sinh ra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân và công bằng xã hội, cho nên sử dụng pháp luật để xác lập công bằng là thông minh nhất.

Ngày 17.6.2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Một trong những quy tắc ứng xử cho cá nhân tổ chức là "Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội".


 

 Ca sĩ Vy Oanh tố giác doanh nhân Nguyễn Phương Hằng.
Ca sĩ Vy Oanh tố giác doanh nhân Nguyễn Phương Hằng.



Ai cũng có thể nhận ra, ứng xử trên mạng xã hội rất không văn minh, nhiều tiếng chửi hơn lời nói tử tế, nhiều điều tiêu cực xuất hiện hơn là cái đẹp và lòng nhân ái.

Việt Nam có hơn 70 triệu người đang sử dụng mạng xã hội, chiếm gần 70% dân số, cho nên rất cần những quy tắc ứng xử văn minh, hạn chế những thứ độc hại, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và tinh thần cộng đồng.

Tuy nhiên, Bộ Quy tắc ứng xử không phải là một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi vi phạm, nên phải cần công cụ pháp luật, như Bộ Quy tắc đưa ra trong chương Tổ chức thực hiện: "Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho “người yếu thế” khi sử dụng mạng xã hội".

Như vậy, phải căn cứ vào pháp luật để xử lý những ai vi phạm "quy tắc" và pháp luật, phải sử dụng pháp luật để bảo vệ "người yếu thế".

Nếu như pháp luật xử lý nghiêm minh, công bằng những vụ kiện như trên, thì sẽ hạn chế ngay lập tức các cuộc "chửi bới" tới tấp trên mạng xã hội.

Và từ đó, ứng xử trên mạng xã hội tự khắc sẽ văn minh hơn. Pháp luật tạo văn minh chính là chỗ này đây.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ca-si-vy-oanh-kien-ba-phuong-hang-phap-luat-tao-van-minh-926537.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.