Dai dẳng nỗi đau da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau do chất độc da cam/dioxin vẫn hiện hữu trên thân thể của nhiều thế hệ. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, những nạn nhân da cam đang rất cần sự quan tâm, sẻ chia của cộng đồng.
Anh Têk (37 tuổi) là con thứ 4 của vợ chồng bà Djach (làng Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Từ khi sinh ra, anh Têk mềm oặt như tàu lá, suốt ngày chỉ ú ớ kêu gào, hễ đặt đâu thì nằm đấy. Mọi sinh hoạt cá nhân của anh đều dồn vào đôi tay người mẹ.
Bà Djach cho biết: Chồng bà tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam nên đau yếu triền miên và đã mất năm 2014. Hiện nay, bà đã hơn 70 tuổi, không còn sức chăm sóc người con trai bệnh tật. 
Hễ có người nhắc đến hoàn cảnh gia đình, bà Djach lại buồn tủi. “Bao năm qua, gia đình tôi khổ lắm. Nhà có 5 đứa con thì 2 đứa bị bệnh. Người chị của Têk bị nhẹ hơn đã lấy chồng sinh con. Tuy nhiên, cháu bé sinh ra cũng bị mờ mắt. Nếu tôi chết đi thì không có ai chăm sóc thằng Têk nữa”-bà Djach bộc bạch.
Ông Đinh Y Nhơp (tổ 3, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cũng bị nhiễm chất độc da cam. Ở cái tuổi 90 lẽ ra sẽ được hưởng phúc an nhàn bên con cháu thì ông Đinh Y Nhớp đang phải chăm sóc người vợ bị tai nạn và đứa con gái 45 tuổi nằm một chỗ vì di chứng chất độc da cam.
Vợ chồng ông Đinh Y Nhơp và con gái. Ảnh: Hà Phương
Vợ chồng ông Đinh Y Nhơp và con gái. Ảnh: Hà Phương
Ông Đinh Y Nhơp thổ lộ: “Đã hơn 5 năm qua, từ ngày vợ tôi bị tai nạn, mọi công việc hàng ngày trong nhà, tôi đều phải cáng đáng. Dù vất vả mấy tôi cũng ráng chịu, chứ không làm thì ai làm cho. Mong ước lớn nhất của tôi là có đủ sức khỏe để lo cho vợ con. Nếu tôi có bề gì thì không biết cuộc sống của vợ con tôi sẽ ra sao. Đây là điều tôi luôn lo nghĩ”.
Huyện Mang Yang hiện có 89 người bị phơi nhiễm chất độc da cam đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 58 người trực tiếp tham gia kháng chiến và 31 người là con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam; 7 đối tượng thuộc thế hệ thứ 3 chưa được hưởng chế độ. Di chứng nặng nề của chất độc da cam đã đè nặng lên gia đình các nạn nhân. Những năm qua, huyện Mang Yang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ những nạn nhân bị nhiễm chất độc quái ác này.
Ông Trần Việt Cường-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Mang Yang-cho biết: “Hội thường xuyên kêu gọi các tổ chức, cá nhân quan tâm hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đến nay, huyện đã xóa nhà dột nát cho những người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng đặc biệt khó khăn vì bệnh tật, tuổi cao. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, tổ chức và cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt hơn”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.