Các tôn giáo tích cực tham gia phòng-chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 5 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và đạo Bahai. Toàn tỉnh có gần 240 cơ sở thờ tự với 381.490 tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm (đứng giữa) tiếp nhận số tiền ủng hộ phòng-chống dịch Covid 19 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm (đứng giữa) tiếp nhận số tiền ủng hộ phòng-chống dịch Covid 19 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ năm 2020 đến nay, Ban Tôn giáo tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức tôn giáo nghiêm túc thực hiện quy định về phòng-chống dịch, không tập trung đông người, thực hiện việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay, giữ khoảng cách theo quy định của Bộ Y tế.

Ông Hồ Hải Tần-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh-cho hay: “Trước sự việc lây lan dịch Covid-19 liên quan điểm nhóm “Hội thánh Truyền giáo phục hưng” ở TP. Hồ Chí Minh, Ban Tôn giáo tỉnh tiếp tục có công văn chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo. Đồng thời, Ban thường xuyên đi cơ sở nắm tình hình cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở sinh hoạt tôn giáo”.

Thông qua công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, các địa phương đã chú trọng tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào theo đạo và tạo sự đồng thuận cao của các tổ chức tôn giáo trong thực hiện các chỉ đạo về phòng-chống dịch Covid-19. Ông Triệu Ngọc Trường-Trưởng phòng Nội vụ huyện Chư Prông-cho biết: “Trên địa bàn huyện có 23 cơ sở tôn giáo với hơn 23.360 tín đồ. Thời gian qua, chúng tôi tuyên truyền, vận động các tổ chức tôn giáo phát huy tinh thần nhân văn, bác ái, đồng hành với chính quyền trong công tác phòng-chống dịch và ủng hộ Quỹ phòng-chống dịch Covid-19”.

 Giáo dân Chi hội Tin lành Plei Thơ Ga (xã Chư Đôn huyện Chư Pưh) nghe phổ biến công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại cơ sở tôn giáo. Ảnh: Thanh Nhật
Giáo dân Chi hội Tin lành Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) nghe phổ biến công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại cơ sở tôn giáo. Ảnh: Thanh Nhật

Về vấn đề này, Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh-chia sẻ: “Năm nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh quyết định không tổ chức mùa an cư kiết hạ tu học tập trung để chung tay cùng với địa phương phòng-chống dịch Covid-19, thiết thực vì an toàn sức khỏe của cộng đồng tăng ni, phật tử và xã hội”. Cũng theo Hòa thượng Thích Từ Vân, từ năm 2020 đến nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã 2 lần tổ chức trao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hơn 200 triệu đồng do tăng ni, phật tử đóng góp ủng hộ công tác phòng-chống dịch Covid-19.
 

 LƯƠNG THANH
 

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.