Biết lắng nghe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dừng ngang cuộc họp, với nét mặt nghiêm nghị, vị chủ trì nhắc: “Bởi tính chất quan trọng của nội dung cuộc họp và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, tôi đề nghị mọi người không làm việc riêng”. Không gian hội trường trở nên im ắng lạ thường.
Biết lắng nghe là một trong những đức tính cần có ở mỗi người. Nhờ lắng nghe mà đôi môi trẻ sơ sinh mấp máy, bi bô tiếng nói đầu đời. Hoạt động giáo dục với sự tham gia của gia đình-nhà trường-xã hội và tự thân, trong đó có việc lắng nghe mà mỗi cá nhân vượt ra khỏi hiện tại, vươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành, hạnh phúc hơn. Khi ta nói chuyện trước tập thể hay với cá nhân, là đồng nghiệp, khách hàng hay với vợ/chồng, nếu nhận được thái độ lắng nghe hẳn nhiên sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm nhận được sự tôn trọng. 
Lắng nghe là cả một nghệ thuật, đòi hỏi kỹ năng, nhờ biết cố gắng trau dồi mà có được. Để người giao tiếp biết rằng ta đang lắng nghe thì bằng sắc thái biểu cảm trên nét mặt, ánh mắt, cử chỉ hay sử dụng ngôn ngữ; thi thoảng đưa ra câu hỏi, yêu cầu nhắc lại nội dung nào đó, đưa ra lời bình luận... thể hiện sự quan tâm đến người nói, tăng thêm sức hấp dẫn cả người nói lẫn người nghe.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Để việc thu thập thông tin chính xác, trong thời gian dài lắng nghe (vì thụ động lắng nghe chỉ thật sự hiệu quả trong thời gian 30 phút đầu, với chừng 25-50% thông tin được ghi nhớ), chúng ta cần ghi chép, ghi âm, sao chụp hình ảnh, tài liệu… cũng là một cách lắng nghe.
Việc lắng nghe đem lại cho ta những lợi ích to lớn: làm giàu vốn kiến thức trong kho tàng tri thức; đem lại hiệu quả rất lớn đến công việc và mối quan hệ với người xung quanh. Biết lắng nghe, giúp cho ta tiếp nhận, xử lý thông tin tốt hơn, gồm cả hoạt động giải trí; còn biểu hiện sự tôn trọng với người nói, với chính mình; tăng khả năng thẩm thấu thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, biết lắng nghe càng trở nên quan trọng khi đứng trước những lựa chọn: Nghe ai? Nghe nội dung gì? Nghe ở đâu? Nhận diện “ai”, chọn lựa “cái gì” và “nó ở đâu” là cả vấn đề lớn, cần có nền tảng kiến thức và sức mạnh niềm tin.
Lắng nghe, rồi nói tất cả những điều đã nghe. Lắng nghe và nói với nội dung thông tin được xử lý. Hoặc trở nên im lặng. Đó cũng là các mức độ khác nhau của nghệ thuật lắng nghe!
AMA LUÂN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.