Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa: Sâu rộng, thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Những năm gần đây, số lượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu văn hóa ngày một tăng. Nếu năm 2000, toàn tỉnh có 12% trong tổng số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa thì đến đầu năm 2021, con số này đạt 80%.
Để đạt kết quả đó, hàng năm, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tích cực xây dựng kế hoạch, đăng ký những nội dung thực hiện đạt chuẩn văn hóa phù hợp với tình hình cụ thể. Điểm nổi bật là triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phong trào xây dựng cán bộ, công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, phong trào “Xây dựng cơ quan, công sở, môi trường làm việc không khói thuốc”, “An toàn về an ninh trật tự” và xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. 
Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh-cho biết: “Công đoàn cơ sở đã chủ động đối thoại với người sử dụng lao động nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để công nhân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập nâng cao trình độ; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp và phúc lợi tốt hơn cho người lao động; vận động người sử dụng lao động đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty Thủy điện Ia Ly. Ảnh: Đinh Yến
Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty Thủy điện Ia Ly. Ảnh: Đinh Yến
Công ty Thủy điện Ia Ly là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc xây dựng cơ quan văn hóa. Ông Nguyễn Văn Bình-Chủ tịch Công đoàn Công ty-cho hay: Hàng năm, Công ty vận động cán bộ, người lao động nghiêm chỉnh thực hiện Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của người cán bộ thủy điện. Đây là những nội dung được doanh nghiệp đưa vào chương trình công tác năm, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Cụ thể như: trong giao tiếp thì lịch thiệp, đúng mực; trong công việc thì mọi hành động, lời nói đều tuân thủ theo quy định pháp luật, đề cao trách nhiệm cá nhân, không trốn tránh, đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Cùng với đó, Công ty tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, nhân viên được học tập, nâng cao trình độ. 100% cán bộ, nhân viên, người lao động thực hiện nghiêm nội quy, quy chế cơ quan.
Xã Nghĩa Hưng là đơn vị luôn đi đầu trong thực hiện phong trào xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa của huyện Chư Păh. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Ngọc Dũng cho biết: Xã đạt điểm số cao trong bộ tiêu chí cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Cán bộ, Nhân dân trong xã luôn nỗ lực hết mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao, xây dựng nếp sống văn minh. Từ năm 2016 đến nay, 100% thôn, làng luôn giữ vững danh hiệu văn hóa, giữ vững xã văn hóa nông thôn mới. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tình cảm hàng xóm láng giềng đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau.
Công đoàn Cao su Việt Nam hỗ trợ làm nhà cho công nhân nghèo Công ty Cao su Chư Prông. Ảnh. Đinh Yến
Công đoàn Cao su Việt Nam hỗ trợ làm nhà cho công nhân nghèo Công ty Cao su Chư Prông. Ảnh: Đinh Yến
Ngoài ra, nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng chú trọng đầu tư xây dựng, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao; tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tăng cường tình đoàn kết và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Hoạt động xã hội, từ thiện cũng được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng như: phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Mái ấm Công đoàn”; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; giúp đỡ nhân dân vùng bị thiên tai...
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thời gian tới, cùng với sự nỗ lực của ngành, sự chung tay vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phong trào chắc chắn mang lại nhiều kết quả khả quan, tiếp tục trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tạo khí thế sôi nổi, tác động tích cực đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.