Từ 1.7, 'khai tử' sổ hộ khẩu ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo luật Cư trú năm 2020, từ ngày 1.7 tới đây, Bộ Công an bắt đầu tiến trình “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, quản lý công dân bằng số hóa.

Làm hộ khẩu tại Công an H.Gia Lâm, Hà Nội - ẢNH: NGỌC THẮNG
Làm hộ khẩu tại Công an H.Gia Lâm, Hà Nội - ẢNH: NGỌC THẮNG


Quá trình này có thể hoàn tất sớm nhưng cũng có thể diễn ra trong 18 tháng, đến cuối năm 2022.

Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an nhấn mạnh: “Việc bỏ sổ hộ khẩu không phải là bỏ việc quản lý con người mà chỉ là thay đổi cách thức quản lý. Trước đây, khi chúng ta chưa có điều kiện thì việc quản lý con người được thực hiện theo cách thức thủ công, là ghi chép, lưu giữ trên các loại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Còn hiện nay, chúng ta quản lý con người bằng công nghệ thông tin hiện đại, vừa đảm bảo chính xác vừa rút gọn các loại giấy tờ thủ tục cho người dân”.

Lộ trình “khai tử” sổ hộ khẩu

Theo vị lãnh đạo C06, luật Cư trú 2020 nêu rõ từ ngày 1.7 cơ quan chức năng không còn quản lý dân cư theo sổ hộ khẩu giấy mà thay vào đó là quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Đây là dãy số được xác lập từ Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), thường được thể hiện bằng 12 số trên thẻ căn cước công dân hoặc mã số được cấp cho công dân khi đăng ký khai sinh. Mã số định danh cá nhân gắn liền với mỗi người dân từ lúc sinh cho đến lúc chết, không thay đổi, cũng không trùng lắp với người nào.

Bên cạnh đó, từ ngày 1.7, việc quản lý dân cư sẽ được phân cấp cho công an xã, phường. Người dân khi có sự thay đổi về nhân khẩu, hộ khẩu thì đến công an cấp xã, phường để thực hiện đăng ký thay đổi. Tại đây, công an xã, phường sẽ truy cập vào Hệ thống CSDLQGVDC để lấy dữ liệu phục vụ yêu cầu, đồng thời điều chỉnh, cập nhật các thông tin công dân ngay trên hệ thống đó.

Cũng theo lãnh đạo C06, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy đối với Bộ Công an có thể được thực hiện ngay từ thời điểm 1.7, tuy nhiên sổ hộ khẩu có liên quan đến nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác, do đó luật Cư trú đã quy định điều khoản chuyển tiếp, đến thời điểm 31.12.2022 thì sổ hộ khẩu mới chính thức bị khai tử. Trong khoảng thời gian từ 1.7.2021 - 31.12.2022, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thuộc Hệ thống CSDLQGVDC theo quy định của luật Cư trú và không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Việc quản lý, đăng ký cư trú và các giao dịch của công dân liên quan đến thông tin về cư trú sau đó sẽ sử dụng theo CSDLQGVDC. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong CSDLQGVDC thì sử dụng thông tin trong CSDLQGVDC. Đối với các loại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp mà chưa bị thu hồi vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật cho đến hết ngày 31.12.2022.

Không được yêu cầu dân trình sổ hộ khẩu khi luật đã quy định bỏ


Từ cuối tháng 2, Bộ Công an đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống CSDLQGVDC. Đây là dự án số hóa có quy mô lớn nhất cả nước, chứa thông tin của hơn 90 triệu dân (92% dân số) và đang tiếp tục hoàn thiện, dự kiến vào ngày 1.7.2021.

Theo Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp Bộ Công an, từ thời điểm này, Hệ thống CSDLQGVDC sẵn sàng kết nối với tất cả cơ sở dữ liệu chuyên ngành khi cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó đủ điều kiện. Hiện tại đã có một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẵn sàng kết nối với Hệ thống CSDLQGVDC như: Văn phòng Chính phủ (Cổng dịch vụ công quốc gia); Bộ TT-TT; Bộ Tài chính (mã số thuế); Bộ Tư pháp (cấp số định danh cá nhân cho trẻ em); Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 63 UBND các tỉnh/thành trực thuộc T.Ư... Sau khi kết nối, các ngành, địa phương liên quan sẽ được cấp quyền khai thác thông tin trên hệ thống theo quy định pháp luật, để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.

Theo lãnh đạo C06, khi đã có sự kết nối, liên thông giữa Hệ thống CSDLQGVDC với dữ liệu chuyên ngành, thì người dân không cần phải mang sổ hộ khẩu để thực hiện các giao dịch mà trước đó vốn bắt buộc. “Khi luật Cư trú đã quy định về việc thu hồi, tiếp đó là bỏ sổ hộ khẩu rồi thì cơ quan chức năng không thể bắt buộc người dân xuất trình sổ nữa, mà phải lấy dữ liệu trong hệ thống ra để thực hiện thủ tục cũng như công tác quản lý”, vị lãnh đạo C06 khẳng định.

 

Theo THÁI SƠN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.