Gia Lai: Tai nạn giao thông diễn biến phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp. Tuy có giảm số vụ và số người bị thương nhưng tăng mạnh về số người chết. Đáng nói là đã xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số.
Tăng mạnh số người chết 
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 84 vụ TNGT, làm chết 64 người, bị thương 58 người. So với cùng kỳ năm 2020, TNGT giảm 4 vụ, giảm 20 người bị thương nhưng tăng 8 người chết.
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại ngã ba Lê Lợi-Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku). Ảnh: Lê Hòa
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại ngã ba Lê Lợi-Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku). Ảnh: Lê Hòa
Nhận định về tình hình TNGT, ông Phan Hữu Hiếu-Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh-cho rằng, TNGT trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Nổi lên là việc tăng cao số người chết và số vụ TNGT nghiêm trọng (tăng 13 vụ, tương ứng 31,71%). Đặc biệt, TNGT liên quan đến người dân tộc thiểu số tăng 3 vụ, tăng 4 người chết.
Tình hình người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia tăng (lực lượng chức năng đã xử lý 1.164 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tăng 79 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái) và vi phạm tốc độ tăng (2.915 trường hợp); TNGT trên các tuyến quốc lộ, đường nông thôn tăng. Các địa phương có số người chết do TNGT cao vẫn là: Chư Pưh (tăng 5 người), Đak Đoa (tăng 4 người), Đức Cơ (tăng 4 người), Mang Yang (tăng 3 người)…
Trên một số tuyến đường nông thôn trong tỉnh, tình trạng người dân vi phạm Luật Giao thông Đường bộ vẫn còn xảy ra. Ảnh: Lê Hòa
Trên một số tuyến đường nông thôn trong tỉnh, tình trạng người dân vi phạm Luật Giao thông Đường bộ vẫn còn xảy ra. Ảnh: Lê Hòa
Qua phân tích cho thấy, nguyên nhân tai nạn chủ yếu do lỗi trực tiếp của người tham gia giao thông. “Người tham gia giao thông chủ quan, thiếu chú ý quan sát. Một bộ phận thanh-thiếu niên, đặc biệt là thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số sử dụng rượu bia, chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn”-ông Hiếu chỉ rõ.
Tại huyện Chư Pưh, trong 3 tháng đầu năm đã xảy ra 4 vụ TNGT, làm 7 người chết và 2 người bị thương (giảm 1 vụ, giảm 6 người bị thương, tăng 5 người chết). Ông Lê Quang Thái-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh-cho rằng: “Trên địa bàn huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua, lưu lượng phương tiện ngày một tăng, nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn chưa chấp hành nghiêm quy định: không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, uống rượu bia... Từ đó xảy ra các vụ TNGT đau lòng”.
Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe 
Qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Trật tự đã lập biên bản  24.707 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 23.225 trường hợp; xử phạt hơn 11,626 tỷ đồng, tạm giữ 3.638 phương tiện vi phạm và 11.413 giấy tờ các loại; tước có thời hạn 942 giấy phép lái xe. Đáng nói, trong các trường hợp vi phạm được phát hiện có đến 1.261 trường hợp người điều khiển không có giấy phép lái xe, 2.488 trường hợp bị xử phạt vì không đội mũ bảo hiểm.
Vẽ sa hình tại sân nhà một hộ dân ở huyện Chư Sê để bà con có thể tự tập luyện để sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1. Ảnh: Lê Hòa
Người dân huyện Chư Sê tự tập luyện tại nhà để chuẩn bị tham gia sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1. Ảnh: Lê Hòa
Cũng theo thống kê của Sở Giao thông-Vận tải, tính đến tháng 2-2021, toàn tỉnh có 881.351 mô tô, xe máy đăng ký cấp phép. Tuy nhiên, số lượng giấy phép lái xe hiện có thấp so với số phương tiện hoạt động, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.
“Thời gian tới, các đơn vị đào tạo và địa phương cần tăng cường công tác đào tạo và sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và máy kéo nhỏ hạng A4. Trước mắt, công tác đào tạo và sát hạch cần tập trung tại địa bàn các huyện “nóng” về TNGT”-Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh đề cập.
Nói về công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trong thời gian tới, ông Tăng Xuân Kiên-Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái (Sở Giao thông-Vận tải) thông tin: “Sở khuyến khích việc tổ chức các mô hình linh hoạt, phù hợp với thực tiễn điều kiện người học vùng sâu, vùng xa như: học ngoài giờ, cử giáo viên về từng làng, xã để hỗ trợ người học hay áp dụng chương trình đào tạo, sát hạch cho nhóm đối tượng học viên dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng phổ thông thành thạo… Đặc biệt, phải siết chặt chất lượng đào tạo, không chạy theo số lượng mà xem nhẹ chất lượng”.
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.