Người chiến sĩ cách mạng kiên trung và khẩu súng K54 kỷ vật một thời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi gặp ông Huỳnh Được-nguyên cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai tại nhà riêng (số 113, đường Nguyễn Thái Bình, TP. Pleiku) trong một ngày đầu tháng 3. Ngồi nghe ông kể về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, về những kỷ vật kháng chiến, trong đó có khẩu súng K54, trong tôi trào dâng niềm cảm phục người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Ông Huỳnh Được (bìa phải) kể về những năm tháng hoạt động ở Khu 10. Ảnh: Nguyễn Anh Minh
Ông Huỳnh Được (bìa phải) kể về những năm tháng hoạt động ở Khu 10. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Ông Huỳnh Được sinh năm 1930, tại xóm Mỹ Phú, thôn Mỹ Thạnh, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ nhỏ, ông đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia cướp chính quyền tại địa phương ngày 23-8-1945. Năm 1950, ông nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở Trung đoàn 108. Năm 1954, ông bị thương trong một trận đánh ở đèo Chư Sê.

Sau Hiệp định Genève (20-7-1954), ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1969, ông vượt tuyến trở lại Khu V, sau đó được cử lên Gia Lai làm Phó ban Binh vận tỉnh. Năm 1970, ông chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy.

Thời gian này, Tỉnh ủy đóng tại Khu 10 (nay là Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang). Trong thời gian công tác tại Khu 10, ông Huỳnh Được vinh dự được trực tiếp phục vụ Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (Năm Vinh) và Trần Văn Bình (Đẳng). Sau giải phóng, ông làm Phó ban Liên hiệp Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Gia Lai-Kon Tum cho tới lúc nghỉ hưu (năm 1990).

Khẩu súng K54 do Ban Binh vận Trung ương cấp cho khi ông trở lại chiến trường miền Nam và ông luôn giữ bên mình trong những năm tháng gian khổ. Khi đất nước hòa bình, ông cất giữ nó cẩn thận như một kỷ vật. Những lúc rảnh rỗi, ông thường mang súng ra lau chùi và nhớ về những đồng đội năm xưa.

Ông Huỳnh Được bộc bạch: “Một lần, thấy tôi mang súng ra lau, con trai khuyên nên giao nộp cho Công an. Nhưng tôi nghĩ, đây là kỷ vật kháng chiến thì nên giao lại cho Bảo tàng tỉnh để trưng bày và phát huy giá trị lịch sử”. Nghĩ là làm, ông đã tới Bảo tàng tỉnh trao tặng khẩu súng K54 cùng một số kỷ vật khác.

NGUYỄN ANH MINH

Có thể bạn quan tâm

 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
“Nhân lên hạnh phúc cho mọi người”

“Nhân lên hạnh phúc cho mọi người”

(GLO)- Đó là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3) năm nay. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Hạnh, mỗi người hãy tự làm cho mình sống hạnh phúc, cùng vun đắp cho gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc để có một đất nước hạnh phúc.