Không nơi đâu bằng quê hương mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là lời chia sẻ chân thành của ông Nay Than (SN 1935, buôn Kơnik, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) khi được hỏi lý do lựa chọn ở lại Việt Nam thay vì di cư hợp pháp sang Mỹ theo diện HO.


Trò chuyện với chúng tôi, ông Than bày tỏ: Là người sống và làm việc qua 2 chế độ, ông hiểu thế nào là người dân được hưởng quyền độc lập và tự do. Tự tay cắm lá cờ Tổ quốc tại cổng nhà chính là cách ông thể hiện sự tin tưởng và tự hào về một chính Đảng luôn chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân.

Hai lần được cho phép sang Mỹ định cư hợp pháp theo diện HO (năm 1990 và 1997), nhưng ông Than đều từ chối. Bởi lẽ, gia đình ông đã và đang hưởng trọn cuộc sống an bình, hạnh phúc tại quê hương.

Ông Nay Than treo cờ Tổ quốc trước sân nhà mỗi dịp lễ, Tết. Ảnh: Ksor H'Yuên
Ông Nay Than treo cờ Tổ quốc trước sân nhà mỗi dịp lễ, Tết. Ảnh: Ksor H'Yuên

Dù tuổi già sức yếu song hàng ngày, ông Than vẫn dành hơn nửa tiếng đồng hồ chăm sóc vườn rau trước nhà. Để cập nhật thông tin và kiến thức, ông xem thời sự, nắm bắt mọi sự kiện, hoạt động của đất nước, của địa phương, nhất là công tác phòng-chống dịch Covid-19. Với những thông tin, kiến thức tiếp nhận từ báo chí, ông tiếp tục chia sẻ, tuyên truyền cho người dân trong làng để nắm và thực hiện.

“Dù không ai giao việc gì cụ thể nhưng với trách nhiệm người có uy tín được cộng đồng tin tưởng, tôi luôn muốn đem hết khả năng, sức mình góp ích cho sự bình yên, phát triển của làng”-ông Than chia sẻ.

Nhận xét về những việc làm của ông Than, ông Nay Ly Hương-Trưởng thôn Kơnik-cho biết: “Ông Than luôn nhiệt tình, hết mình với công việc chung của buôn làng. Mặc dù không phải thành viên tổ hòa giải nhưng ông đều tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng. Nhờ vậy, ông được mọi người tin tưởng, quý trọng”.

Không chỉ tham gia hòa giải các vụ việc trong buôn, ông Than còn chủ trì hầu hết các nghi lễ văn hóa như: cầu sức khỏe, thổi tai, cưới, hỏi… Ông tâm niệm: “Việc cố gắng sống hết mình vì gia đình, cộng đồng như là một phần để tôi bù đắp cho những sai lầm trong quá khứ và hơn hết là để đền đáp lại sự tin tưởng của cấp ủy, chính quyền và dân làng đã rộng vòng tay chào đón và bảo bọc tôi cùng gia đình”.  

Với tinh thần gương mẫu, đi đầu trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, năm 2009, ông Than được Chủ tịch UBND phường Sông Bờ tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư giai đoạn 2007-2009. Gia đình ông nhiều năm liền được công nhận gia đình văn hóa, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

KSOR H’YUÊN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.