Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Gia Lai: Lan tỏa và đi vào chiều sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng lan tỏa và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua phong trào, nhiều gia đình trở thành tấm gương sáng được mọi người học tập và noi theo.
Gia đình bà Thư (làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa) nhiều năm liên tục được công nhận là GĐVH tiêu biểu của huyện. Đầu năm 2021, gia đình bà vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong thực hiện công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình giai đoạn 2015-2020.
Với vai trò cán bộ Chi hội Phụ nữ làng, bà Thư luôn sống chan hòa, gần gũi, tích cực tham gia công tác xã hội, chung sức xây dựng làng văn hóa. Gia đình bà Thư có 4 người. Mỗi thành viên trong gia đình đều ý thức được trách nhiệm, yêu thương, hỗ trợ, chịu khó vun vén xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Bà Thư chia sẻ: “Gia đình tôi luôn quan tâm san sẻ công việc với nhau. Trong giáo dục các con, vợ chồng tôi luôn cố gắng là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Còn trong quan hệ vợ chồng, chúng tôi luôn thương yêu, tôn trọng nhau, cùng có trách nhiệm chăm sóc, xây dựng gia đình”. 
Gia đình bà Thư (xã Glar, huyện Đak Đoa) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong thực hiện công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Đinh Yến
Gia đình bà Thư (xã Glar, huyện Đak Đoa) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong thực hiện công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình giai đoạn 2015-2020. Ảnh: Đinh Yến
Những năm qua, phong trào xây dựng GĐVH lan tỏa đến mỗi gia đình, trở thành động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước tại các địa phương trong tỉnh. Hàng năm, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hộ gia đình đăng ký và thi đua thực hiện để đạt danh hiệu “GĐVH”.
Ban chỉ đạo các địa phương có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, tiêu chuẩn, hướng dẫn xây dựng “GĐVH”. Chú trọng xây dựng phong trào, tổ chức hội thi, giao lưu, tọa đàm và biểu dương, khích lệ các GĐVH tiêu biểu trong năm.
Cùng với đó, nhiều tổ chức, đoàn thể có cách làm sáng tạo, gắn xây dựng GĐVH với các phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất lượng phong trào. Tiêu biểu như Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Ủy ban MTTQ các cấp với cuộc vận động “Xây dựng gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học”...
Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 274.924 gia đình đạt danh hiệu GĐVH, chiếm 79,26% tổng số hộ toàn tỉnh, tăng 8,6% so với năm 2015.
Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Những năm qua, Sở đã tham mưu giúp chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung, tiêu chuẩn, hướng dẫn xây dựng GĐVH và tổ chức hội thi, giao lưu, tọa đàm và biểu dương các GĐVH tiêu biểu.
Qua đó, phong trào xây dựng GĐVH ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Hàng năm, việc bình xét, công nhận danh hiệu GĐVH được các địa phương tiến hành chặt chẽ, sâu sát theo hướng chất lượng, không chạy theo số lượng.
Để phong trào xây dựng GĐVH trên tiếp tục lan tỏa và đi vào chiều sâu, theo ông Hoàng, các ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng GĐVH.
“Năm nay, Sở tiếp tục tham mưu giúp Ban Chỉ đạo tập trung xây dựng và nhân rộng các gương điển hình, người tốt-việc tốt; đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức, lối sống trong gia đình. Đồng thời, tăng cường giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng “Làng, khu phố văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” để tạo chỗ dựa, điều kiện cho gia đình hòa nhập với xã hội.
Nhân rộng mô hình GĐVH tiêu biểu, ông bà, cha mẹ mẫu mực, vợ chồng hòa thuận, anh em đoàn kết, con cháu hiếu thảo. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, nhân văn, nhân ái, đoàn kết”-ông Hoàng thông tin.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.