Bất chấp Covid-19, người lao động vẫn được thưởng Tết tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM (LĐTBXH) đã có báo cáo sơ kết về mức lương bình quân và thưởng Tết Dương lịch và Tết Âm lịch 2021 trên địa bàn. Theo đó, mức thưởng Tết Âm lịch năm 2021 cao nhất thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngành cơ điện lạnh.

 Mặc dù khó khăn vì Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đảm bảo thưởng Tết cho công nhân.
Mặc dù khó khăn vì Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đảm bảo thưởng Tết cho công nhân.


Cụ thể, kết quả khảo sát của 1.035 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM sử dụng 140.000 lao động cho thấy mức thưởng Tết có giảm so với năm ngoái. Mức lương bình quân cho người lao động năm 2020 là 10 triệu đồng/người, giảm 8,6% và mức lương thấp nhất là 5,4 triệu đồng/người, tăng hơn 100.000 đồng/người so với năm 2919.

Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2021 bình quân 3,4 triệu đồng/người, tương đương với năm 2019. Tiền thưởng Tết Âm lịch bình quân 8,8 triệu đồng/người, bằng 88% so với năm ngoái.

Người nhận thưởng Tết Dương lịch 2021 cao nhất là 990 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp khối FDI, ngành tài chính ngân hàng; còn người nhận thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cao nhất là 1,076 tỷ đồng, thuộc ngành cơ điện lạnh của doanh nghiệp FDI.

Mặc dù gặp không ít khó khăn kéo dài cả năm do dịch Covid-19, nhiều công ty vẫn cố gắng thu xếp cho người lao động có một cái Tết ấm cúng.

Công ty CP Sanofi Aventis (quận 9, TP.HCM) tuy gặp khó khăn nhưng khoảng 500 người lao động khu vực sản xuất vẫn nhận 1,5 tháng lương trong dịp Tết Dương lịch. Ông Trần Quang Lợi, chủ tịch công đoàn công ty, cho biết, dù rất khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng duy trì các khoản phúc lợi đã ký trong thỏa ước lao động tập thể, bao gồm tiền quà Tết (2,8 triệu đồng/người), đồng thời công ty sẽ tăng lương 8% trên tổng quỹ lương cho toàn bộ người lao động. Nhìn chung người lao động sẽ nhận khoảng 8,3 triệu cho đợt thưởng Tết này.

Tại Công ty CP In số 7 (quận Bình Tân), người lao động sẽ nhận khoản Tết Dương lịch 2,7 triệu đồng/người, Tết Âm lịch 6,6 triệu đồng, hoàn thành kế hoạch năm khoảng 20 triệu đồng/người và lương tháng 13.

Công ty TNHH Hansae Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực may mặc khẳng định vẫn duy trì mức thưởng Tết một tháng lương. Chủ tịch Công đoàn công ty Võ Văn Hùng cho biết thêm, năm nay dù lỗ nhưng công ty vẫn thưởng Tết bằng tháng lương 13 cho 18.000 công nhân tại ba nhà máy ở TP.HCM, Tiền Giang và Tây Ninh.

Đại diện Công ty HH kim loại Sheng Bang và Công ty TNHH Công nghiệp Boss cũng cho biết, dù ảnh hưởng dịch bệnh nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn khá tốt. Hàng đều đặn xuất đi các nước, nhờ đó mức thưởng Tết vẫn giữ nguyên 3 tháng lương như các năm. Ngoài ra, công đoàn còn tặng quà Tết cho người lao động.

Tại một công ty thực phẩm khác, dù tình hình kinh doanh ít nhiều giảm sút, người lao động vẫn được thưởng Tết 2 tháng lương. Có nơi, công nhân sản xuất có tay nghề cao được thưởng gần 3 tháng lương. Nhiều công ty tại TP.HCM cũng tổ chức xe giường nằm, chăm lo cho công nhân về quê đón Tết...

Tại tỉnh Đồng Nai, Sở LĐTBXH tỉnh cho biết, đã có 600 doanh nghiệp báo cáo về thưởng Tết. Trong đó, hầu hết doanh nghiệp thưởng Tết từ 1 tháng lương, một số doanh nghiệp thưởng cao hơn từ 1-3 tháng lương. Mức thưởng Tết cao nhất là 600 triệu đồng cho cá nhân là lãnh đạo một công ty bao bì nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai.

Sở LĐTBXH tỉnh Tây Ninh cho biết, qua báo cáo của 155 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, Công ty cổ phần Khoai mì Tây Ninh dự kiến chi thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho người lao động cao nhất, với mức thưởng là 130 triệu đồng.

Về tết Dương lịch 2021, doanh nghiệp dự kiến thưởng cao nhất là Công ty xăng dầu Tây Ninh với mức thưởng cho người lao động lên tới 33,8 triệu đồng. Theo Sở LTBXH tỉnh Tây Ninh, mức tiền lương năm 2020 nhìn chung giảm, dù vậy, có doanh nghiệp vẫn trả lương 130 triệu đồng/tháng cho người lao động. Mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp trên địa bàn trả cho người lao động là 3,5 triệu đồng/tháng.


https://danviet.vn/bat-chap-covid-19-nguoi-lao-dong-van-duoc-thuong-tet-tien-ty-20201231112300974.htm

Theo BẠCH DƯƠNG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.