2 lợi ích với người lao động khi lương cơ sở 2021 không tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lương cơ sở năm 2021 sẽ không tăng, vì thế vẫn áp dụng mức lương 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay. Theo đó, người lao động vẫn được hưởng một số quyền lợi nhất định.
Quốc hội quyết định chưa tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2020.
Cán bộ, công chức - đối tượng chịu tác động mạnh nhất của việc lương cơ sở 2021 không tăng.
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên mức lương cơ sở 2021 sẽ không tăng và vẫn giữ nguyên 1.490.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 
Như vậy, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và một số khoản trợ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tính trên mức lương cơ sở sẽ vẫn giữ nguyên, không tăng như dự kiến. 
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, khi mức lương cơ sở 2021 không tăng, người lao động cũng sẽ được hưởng một số quyền lợi sau đây:
Không tăng mức đóng BHXH, bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình được tính theo mức lương cơ sở như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
Người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ năm trở đi mức đóng 40% của người thứ nhất.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH của người lao động như sau:
Người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; hợp đồng cá nhân thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần;
Người lao động hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, mức lương cơ sở là căn cứ để đóng một số loại BHXH, BHYT. Vì thế, khi mức lương cơ sở 2021 không tăng cũng đồng nghĩa các mức đóng BHXH, BHYT không tăng, đây được xem là quyền lợi của người lao động khi lương cơ sở 2021 không tăng.
Không tăng mức đóng đoàn phí cho Công đoàn cơ sở
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, mức đóng đoàn phí hàng tháng được quy định như sau:
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước; Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.
- Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: mức đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định trên, mức đoàn phí đối với đoàn viên đóng cho Công đoàn cơ sở tối thiểu là 1% mức lương cơ sở và tối đa là 10% mức lương cơ sở. Theo đó, từ năm 2021, mức đóng Đoàn phí tối thiểu vẫn là 14.900 đồng/tháng và tối đa là 149.000 đồng/tháng.
Theo DanViet

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.