Đề xuất tiếp tục dùng sổ hộ khẩu đến hết năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong khi các cơ quan chưa sẵn sàng sẽ gây xáo trộn lớn. Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp song song với hệ thống điện tử cho tới hết 31-12-2025.

Sáng nay 10-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 47. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau củadự án Luật Cư trú (sửa đổi).

 

 Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: Nguyễn Nam
Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: Nguyễn Nam


Đáng chú ý, một trong những vấn đề lớn mà Ủy ban Pháp luật (UBPL) - cơ quan thẩm tra dự án luật xin ý kiến UBTVQH khi giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo liên quan đến thời điểm có hiệu lực của luật và quy định chuyển tiếp.

Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của phương thức quản lý này và cho rằng quy định thời điểm có hiệu lực của Luật Cư trú (sửa đổi) từ ngày 1-7-2021 là "không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan có thể hoàn thiện và vận hành ngay được trên thực tế".

Ông Hoàng Thanh Tùng phân tích, để áp dụng phương thức quản lý cư trú mới theo quy định của dự luật, Thường trực UBPL cho rằng cần ít nhất hai điều kiện cơ bản.

Thứ nhất, phải hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và cấp đầy đủ số định danh cá nhân cho mọi công dân. Thứ hai, tất cả các cơ quan đăng ký cư trú theo quy định mới của Luật (cơ quan Công an từ cấp xã) phải được trang bị đủ máy móc, thiết bị, hạ tầng mạng; cán bộ, chiến sĩ đủ năng lực để thực hiện việc cập nhật, quản lý, xử lý thông tin về cư trú trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Qua kết quả khảo sát, Thường trực UBPL nhận thấy còn khá nhiều ý kiến lo ngại về việc bảo đảm thực hiện các điều kiện thi hành luật sau khi ban hành. Cụ thể, tính đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thu thập đủ phiếu thông tin về dân cư; một số phiếu đã thu thập nhưng còn sai sót, thiếu thông tin, hoặc chưa đạt yêu cầu; việc trang bị máy tính, cơ sở vật chất, tập huấn nghiệp vụ cho công an cấp xã để thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế ...

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị trong luật cần quy định về lộ trình chuyển tiếp phù hợp để bảo đảm việc chuyển sang phương thức quản lý cư trú mới thực sự khả thi, trong quá trình đó, cần tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

"Thường trực UBPL đồng tình với các ý kiến của đại biểu Quốc hội và cho là xác đáng. Nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong khi các cơ quan chưa sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ, truy cập trực tuyến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định thông tin về nơi cư trú của công dân thì sẽ gây xáo trộn lớn đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, gây khó khăn, phiền phức cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự khác có đòi hỏi chứng minh thông tin về nơi cư trú"- Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng bày tỏ.

Vì vậy, Thường trực UBPL đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) quy định một thời kỳ chuyển tiếp, cho phép sử dụng sở hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp song song với hệ thống điện tử cho tới hết 31-12-2025.

Về đề xuất này, Chủ nhiệm UBPL cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Công an không đồng tình.

Trước quan điểm của UBPL, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp tục đề nghị giữ nguyên phương án Chính phủ trình, để luật có hiệu lực từ 1-7-2021 và không để thời gian chuyển tiếp tới năm 2025 như đề xuất của Thường trực UBPL .

"Việc tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu cho tới năm 2025 là không phù hợp, không thực tế. Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói rồi. Đây là sự thay đổi rất căn bản, là mong muốn của nhân dân, của công dân. Nếu kéo dài thêm 1 nhiệm kỳ, tức là 5 năm nữa thì quyết tâm thực hiện việc đổi mới này không cao"- Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công an cho hay nếu tất cả các cơ quan liên quan có sự phối hợp để thực hiện thì việc triển khai quản lý dân cư theo phương thức mới sẽ có đủ điều kiện về thời gian cũng như các điều kiện khác. Hiện các cơ quan có trách nhiệm đang tích cực thực hiện triển khai.

"Chúng tôi là cơ quan chủ trì thấy hoàn toàn có đủ khả năng điều kiện. Không có căn cứ gì để kéo dài giữ sổ hộ khẩu song hành cho tới năm 2025 nếu đối chiếu với các công việc đang triển khai"- Bộ trưởng Tô Lâm nói thẳng.

Đồng tình việc không kéo dài thời gian chuyển tiếp đến năm 2025 nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cũng băn khoăn nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ có nhiều vướng mắc vì liên quan đến nhiều thủ tục đi kèm.

Ông Vũ Hồng Thanh đề nghị áp dụng như trạm thu phí tự động không dừng, nghĩa là cho tồn tại song song cả 2 hình thức.

"Áp dụng sổ hộ khẩu đến năm 2025 là quá dài nhưng cũng cần có thời gian chuyển tiếp linh hoạt để tạo điều kiện trong thủ tục hành chính"- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề xuất.

Cho ý kiến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nên đưa ra mốc thời gian luật có hiệu lực để cố gắng.

"Tới lúc đó còn lấn cấn gì đó thì Quốc hội ra nghị quyết ra hạn thêm. Giống như sách giáo khoa vừa rồi"- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và bày tỏ sự ủng hộ theo đề xuất của Bộ Công an và Chính phủ là không kéo dài thời gian chuyển tiếp tới năm 2025.

Theo Bảo Trân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.