Đề nghị ban hành luật An ninh kinh tế do lo ngại Trung Quốc thâu tóm đất đai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước tình trạng người nước ngoài, Trung Quốc thâu tóm đất vàng, ngang ngược vi phạm chủ quyền quốc gia như "vẽ" đường lưỡi bò của Trung Quốc, đại biểu quốc hội đề nghị sớm xây dựng luật An ninh kinh tế.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) Ảnh: NGỌC THẮNG
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) Ảnh: NGỌC THẮNG

Sáng 22.5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh cho năm 2020.

Cho ý kiến, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị, sang năm Quốc hội, Chính phủ cần bắt đầu nghiên cứu để ban hành luật An ninh về kinh tế. Lý do, theo đại biểu có một loạt nguy cơ đang đe doạ an ninh kinh tế, nguy cơ chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại. “Chúng ta có thể thấy đường lưỡi bò của các doanh nghiệp có người Trung Quốc nắm giữ từ du lịch đến các hoạt động kinh doanh khác hiện diện khắp nơi. Họ thông qua mọi công cụ tác động đến chủ quyền quốc gia, kể cả ở dự án bất động sản ven biển vừa qua. Đây là những vấn đề đe dọa chủ quyền quốc gia, thông qua hợp tác kinh tế quốc tế”, ông Vân cảnh báo.
Vẫn theo vị đại biểu là Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nguy cơ thứ hai đến từ bất ổn cân đối vĩ mô thông qua tăng trưởng đầu tư công, chính sách tài khoá. Thứ ba, nguy cơ tham nhũng thông qua các dự án hợp tác quốc tế mà chúng ta thấy rõ qua việc hợp tác đó che giấu, lẩn trốn âm mưu cá nhân, lợi ích nhóm để thao túng kinh tế. Thứ tư, nguy cơ tham nhũng tư chính sách đầu tư thông qua quy hoạch sử đụng đất đai; khiếu kiện từ chính sách đầu tư thông qua quy hoạch sử dụng đất.
“An ninh về môi trường rất báo động, thông qua các dự án đầu tư hợp tác với nước ngoài, đặc biệt các khu công nghiệp xả thải môi trường vô tội vạ đe doạ tính mạng, môi trường sống của nhân dân”, đại biểu Lê Thanh Vân tiếp tục lo ngại.
Dọc tường rào khu vực sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có nhiều lô đất người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ẢNH HOÀNG SƠN
Dọc tường rào khu vực sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có nhiều lô đất người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ẢNH HOÀNG SƠN
Cuối cùng, theo đại biểu Vân, sau đại dịch Covid-19, kinh tế và chính trị toàn cầu đã thay đổi, được vẽ lại; lỗ hổng toàn cầu hoá thông qua đại dịch buộc các quốc gia thắt chặt an ninh kinh tế, bảm đảm nội lực và ngăn chặn tác động xấu, giữ an toàn thị trường trong nước.
“Có thể đạo luật này theo hướng tập hợp các quy định rải rác tại những văn bản khác, tố tụng kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, hợp tác quốc tế; chế định vấn đề nguyên tắc nhất để xử lý các vi phạm liên quan đến an ninh kinh tế. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì vậy Quốc hội nên giao cho 1 cơ quan thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ nghiên cứu để trình dự thảo luật này”, đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất.
Theo Anh Vũ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.