3 năm nữa, nội thành Hà Nội sẽ không kinh doanh thịt chó, mèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hà Nội phấn đấu tới năm 2021 không còn kinh doanh thịt chó, mèo trong các quận nội thành. Ảnh: PV
Hà Nội phấn đấu tới năm 2021 không còn kinh doanh thịt chó, mèo trong các quận nội thành. Ảnh: PV
Đại diện Cục Thú y Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các quận, huyện, thị xã phải xây dựng lộ trình hạn chế giết mổ chó, mèo thương phẩm. Đến năm 2021, các quận nội thành sẽ không kinh doanh thịt chó, mèo.
Trao đổi với PV báo Lao Động chiều ngày 12.9, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 1.013 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm; 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo làm cảnh.
“Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các quận, huyện, thị xã phải xây dựng lộ trình hạn chế giết mổ chó, mèo thương phẩm. Đối với các quận nội thành sẽ hạn chế các cơ sở kinh doanh thịt chó, mèo. Đến năm 2021, ở các quận nội thành sẽ không kinh doanh thịt chó, mèo”, ông Sơn cho biết.
Trước đó, ngày 10.9, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 4.170 về tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó mèo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, thành phố khuyến khích việc đeo thẻ nhận diện chó, mèo đã được tiêm phòng dại.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức để phòng, chống bệnh dại; nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả... khi sử dụng thịt chó, mèo để một bộ phận người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
UBND TP Hà Nội cũng giao sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông của thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tính chất nguy hiểm của bệnh dại để người dân chủ động phòng, chống; tuyên truyền về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm; ý nghĩa nhân văn của việc đối xử nhân đạo với súc vật để dần thay đổi thói quen và nhận thức khi sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm, đảm bảo văn minh đô thị.
Ngoài ra, UBND TP giao UBND các quận, hụyện, thị xã thống kê, rà soát, cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn, tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với bệnh dại; tiêm phòng triệt để cho đàn chó, mèo trong diện phải tiêm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định.
Giao Sở NNPTNT phối hợp các tổ chức, cơ quan liên quan thành lập trạm kiểm nghiệm bệnh vật nuôi và quản lý tiếp nhận chó, mèo thả rông theo khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hà Nội và Hiệp hội bản năng sống.
Thành Trung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.