Cơ quan, tổ chức sử dụng DLQG về dân cư sẽ phải trả phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là thông tin lãnh đạo Cục Quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) trao đổi với PV Báo An ninh Thủ đô về dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được Bộ Công an triển khai.
 

Dữ liệu quốc gia về dân cư được bảo mật tuyệt đối.
Dữ liệu quốc gia về dân cư được bảo mật tuyệt đối.

Theo đó hiện nay, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Chính phủ giao cho Bộ Công an chủ trì. Dự án có mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện trong 2 năm, đã bắt đầu triển khai từ tháng 11-2017. Mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư, phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu chính đáng của công dân; góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính  giấy tờ công dân, xây dựng Chính phủ điện tử.

Thực hiện Luật Căn cước công dân năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an về việc triển khai xây dựng dự án, đến nay, Tổng cục Cảnh sát đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung hoàn thiện các điều kiện để triển khai Dự án, như hoàn thiện hành lang pháp lý; lựa chọn nhà thầu; thí điểm xây dựng hệ thống quản lý dân cư tại TP. Hải Phòng; thí điểm thu thập thông tin dân cư và thí điểm triển khai phần mềm đăng ký quản lý cư trú; xây dựng phần mềm để triển khai kết nối giữa hệ thống cấp Căn cước công dân (CCCD) và hệ thống cấp số định danh cá nhân quốc gia.

Tính đến thời điểm này, Dự án đang được triển khai tại các thành phố trực thuộc Trung ương. Thông qua cấp CCCD, cơ quan chức năng đã cấp khoảng hơn 10 triệu số định danh cá nhân cho công dân tại 16 địa phương trên toàn quốc.

Lãnh đạo Bộ Công an khẳng định việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, vì đây là nền tảng trong hệ thống các cơ sở dữ liệu của quốc gia, là tập hợp thông tin cơ bản nhất của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý hạ tầng bằng thông tin để phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại hội nghị trực tuyến về triển khai xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới đây, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu rõ, trên cơ sở hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không chỉ thay thế cho quản lý hộ tịch mà đạt được yêu cầu dùng chung thống nhất cho các bộ ngành như lý lịch tư pháp, bảo hiểm xã hội, thuế...

Đạt được yêu cầu đó chính là đáp ứng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các loại giấy tờ, là niềm mong đợi và kỳ vọng của nhân dân trong việc xây dựng một Nhà nước kiến tạo, Chính phủ điện tử, giảm phiền hà cho người dân.

Lãnh đạo Cục Quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, khi xây dựng Dự án, cơ quan chức năng đã tham khảo, nghiên cứu thông tin, cách làm từ nhiều quốc gia trên thế giới. Một vấn đề được đề cập là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp khi sử dụng khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ phải trả phí khi hệ thống này hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Và việc trả phí này do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện, người dân không phải trả tiền.

Theo Luật Phí và lệ phí tới đây, Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu này và tiến hành thu phí. Còn căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm quản lý dân cư trên địa bàn và được phép ban hành giá dịch vụ. Các đơn vị như phòng công chứng, ngân hàng… có thể truy xuất dữ liệu này và trả phí.

Người dân khi tham gia các dịch vụ này sẽ không phải đem theo chứng minh thư và giấy tờ liên quan mà chỉ cần cung cấp mã số cá nhân để các đơn vị này truy xuất trên mạng thì sẽ ra các thông tin cần thiết. Điều này vô cùng tiện lợi cho người dân, đỡ phải làm nhiều thủ tục, đỡ phải mang theo nhiều giấy tờ.

Châu Anh/ANTĐ

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.