Luật hóa bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội ở nước ta, cũng như nhiều quốc gia khác, việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ đang trở thành vấn đề cấp bách. Từ đó, việc xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi rất cấp thiết.

Nguy cơ đánh mất ngôn ngữ truyền thống, văn hóa tộc người

Bảo tồn, duy trì và phát huy vai trò, bản sắc ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thực sự đang đặt ra cho chúng ta trách nhiệm nặng nề.

 

 

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, chữ viết. Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống ở nước ta được chia theo các nhóm ngôn ngữ gồm: Việt, Mường, Môn - Khmer, Mông, Dao, Nam Đảo, Hán - Hoa, Tạng Miến và nhóm Kadai. Đến nay, trong số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, 27 dân tộc đã có bộ chữ viết riêng, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Êđê, Jrai, Bahnar, Xơđăng, Kờ ho, Chăm Hơ rê, Mơ nông…

 Trong số 54 dân tộc Việt Nam, có những dân tộc chỉ có số dân dưới 10.000 người như Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Mảng, Lự, Cống, Bố Y, La Ha, La Hủ…; thậm chí có những dân tộc chỉ có số dân dưới 1.000 người như Si La (Lai Châu), Pu Péo (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An)… Đây là những dân tộc khó có khả năng và điều kiện tự bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của mình. Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để chuyển tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các tộc người.

Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng quyền mỗi dân tộc có tiếng nói, chữ viết riêng, quyền bình đẳng và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Vốn tiếng nói và chữ viết của nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta được phát hiện, lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Một số ngôn ngữ, chữ viết của một số dân tộc thiểu số được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương. Cả nước hiện có 20 tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện dạy tiếng dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông nhưng hiệu quả chưa cao.

Cơ sở xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng DTTS và miền núi

Ngày 5/6, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Tọa đàm khoa học về các chính sách trọng tâm của Đề tài nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng DTTS và miền núi”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe báo cáo 2 chuyên đề gồm: “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi” và “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo vùng DTTS và miền núi”.

Báo cáo “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi” đề cập các chính sách liên quan đến vùng DTTS và miền núi, như: Việc đào tạo trí thức là người DTTS; bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS. Công tác bảo tồn văn hóa cho các dân tộc dưới một ngàn người và dưới 10 ngàn người; sự chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa.

Các nguồn vốn đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi với cách tiếp cận mới; phát huy vai trò của doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội để tăng cường công tác xã hội hóa. Tạo môi trường pháp lý để người dân phát huy vai trò chủ thể văn hóa (có các chính sách đầu tư cho nghệ nhân dạy ngôn ngữ, dạy nhạc cụ, dạy thêu…). Tạo cơ chế chính sách để vừa bảo tồn vừa phát huy.

Qua đó, Ban Chủ nhiệm đề tài đã đề xuất: Cần đổi mới hoàn thiện cơ chế; thể chế; ban hành các chính sách đầu tư cụ thể, dài hạn cho văn hóa, thể thao và du lịch vùng DTTS và miền núi; phát huy vai trò cộng đồng, nghệ nhân thôn bản, người có uy tín trong bảo tồn văn hóa; lựa chọn các giá trị tiêu biểu, xây dựng mô hình bảo tồn văn hóa; tiến tới trao quyền cho người dân trong bảo tồn văn hóa, thể thao và du lịch, Nhà nước giữ vai trò định hướng.

Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo vùng DTTS và miền núi” đã khái quát tình hình giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) vùng DTTS và miền núi; thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển GD-ĐT vùng DTTS và miền núi thời gian qua. Cụ thể như: Một số quy định của pháp luật về GD-ĐT vùng DTTS và miền núi không hợp lý, thiếu tính khả thi, tính dự báo; một số cơ chế thực hiện chính sách còn bất cập. Các chính sách, quy định của pháp luật về GD-ĐT thiếu sự gắn kết với các chính sách, quy định của pháp luật ở những lĩnh vực khác, không bảo đảm tính phát triển bền vững…

Chuyên đề chú trọng tới việc phát triển tài năng ở vùng DTTS và miền núi; hỗ trợ vùng khó, vùng trũng về giáo dục; những thiếu hụt đa chiều cần dùng Luật để pháp chế hóa; những tác động của các chính sách hỗ trợ GD-ĐT tới vùng DTTS và miền núi… Từ đó, báo cáo có những kiến nghị, đề xuất giải pháp về chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển GD-ĐT vùng DTTS và miền núi như: Đề nghị Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ và phát triển vùng DTTS và miền núi; Đề nghị Trung ương bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực GD-ĐT; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Nghị định 116/2016/NĐ-CP về “Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông xã, thôn đặc biệt khó khăn”…

Cơ bản đồng tình, đánh giá cao các nội dung của hai chuyên đề, các đại biểu tham dự tọa đàm đã có nhiều ý kiến đóng góp bổ sung, tập trung vào một số nội dung như: Cần tăng cường đưa văn hóa dân tộc vào các chương trình giáo dục; đẩy mạnh việc công nhận và vinh danh các công trình, di sản văn hóa, công nhận nghệ danh cho nghệ nhân; trao quyền cho cộng đồng; đẩy mạnh các môn thể thao dân tộc trong nhà trường và cộng đồng; thay đổi cách tiếp cận về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục theo hướng người dân là người hưởng thụ và thực thi chính sách. Lưu ý chính sách cử tuyển, chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm…

Lam Hạnh/phapluat

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.