Bị can được từ chối khai nếu không có ghi âm, ghi hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghi can có quyền yêu cầu công bố ghi âm, hình trước tòa để chứng minh đã bị bức cung, nhục hình lúc điều tra.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thông tư liên tịch hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ Công an, Quốc phòng, TAND Tối cao, VSKND Tối cao ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 18-3.
Theo đó, cán bộ hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Trong quá trình làm việc này, cán bộ hỏi cung có thể tạm dừng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh song đọc rõ thời gian và lý do. 
Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội biết. Nếu họ đồng ý thì tiến hành làm việc, nếu không thì phải dừng.
Trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai mà thiết bị xảy ra sự cố kỹ thuật thì phải dừng nếu bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội không đồng ý tiếp tục làm việc.
Trong giai đoạn truy tố, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát; kiểm sát viên sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để phục vụ truy tố và làm cơ sở xác định tính khách quan trong hỏi cung bị can để đánh giá chứng cứ. Cơ quan này sẽ căn cứ vào đó để kiểm tra, phát hiện có hay không dấu hiệu oan, sai; bị can có bị bức cung hoặc dùng nhục hình hoặc vi phạm pháp luật trong giai đoạn điều tra.
Tòa án công bố nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra khi bị cáo tố cáo bị bức cung, nhục hình hoặc bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai hay khi có đề nghị của kiểm sát viên, điều tra viên và những người tiến hành tố tụng khác.
Lấy lời khai của bị hại cũng ghi âm, ghi hình
Khi lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhà chức trách có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dù việc ghi âm, ghi hình có xảy ra sự cố kỹ thuật thì vẫn làm việc bình thường và ghi rõ lý do vào biên bản.
Nếu những người nêu trên đối chất với bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thì phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Bảo Hà (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.