Năm 2019, 63 tỉnh, thành đều được cấp số định danh cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 25-1, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư (BCĐ 896). 
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì phiên họp
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì phiên họp
Thông tin cuộc họp cho biết, do những khó khăn về nguồn vốn nên tiến độ triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn chậm so với kế hoạch đề ra. Vì thế, việc kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin giữa cơ sở quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vẫn chưa được thực hiện theo lộ trình đề ra.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, qua rà soát việc ban hành 17 nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC và giấy tờ công dân, Bộ Tư pháp nhận thấy để thực hiện được các nghị quyết này cần sửa đổi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nhiều đạo luật, nghị định. Việc kết nối, chia sẻ, liên thông các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành như tư pháp, công an, bảo hiểm xã hội, thuế, hải quan còn nhiều khó khăn sẽ gây lãng phí nguồn lực đầu tư, không hiệu quả trong quá trình đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, các TTHC, điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành được cắt giảm thì nhiều nhưng lại là các thủ tục, điều kiện đơn giản. Nhiều thủ tục quan trọng vẫn chưa được cải cách, cắt giảm triệt để.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, vướng mắc lớn nhất vẫn là nguồn kinh phí thực hiện đề án. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Công an đã thực hiện cấp số định danh cá nhân tại 16 tỉnh; việc cấp thẻ căn cước công dân đang thực hiện tốt, hướng tới dần thay thế chứng minh thư nhân dân và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi hoàn thành xong có thể bỏ hộ khẩu, quản lý theo “di dịch cư” đối với dân cư hiện nay.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, mục tiêu của Đề án 896 là làm tốt hơn nữa công tác quản lý, tổ chức về dân cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời cũng phục vụ cho nhiều mục tiêu quản lý khác như phát triển kinh tế-xã hội, quản lý đô thị, dân số, an ninh trật tự theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, không để tình trạng thủ tục rườm rà, đi đâu cũng kè kè giấy tờ không cần thiết.
Về vướng mắc kinh phí, Phó Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện thủ tục bổ sung dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào danh mục đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Việc đơn giản hóa TTHC cần đi vào thực chất, trọng tâm, không chỉ là số lượng thủ tục đơn giản hóa. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục mở rộng việc cấp số định danh cá nhân đến các địa phương, bảo đảm đến năm 2019, 63 tỉnh thành đều được cấp số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và chỉ đạo của Chính phủ.
Lâm Nguyên (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.