"Nữ hiệp sĩ" hiến máu cứu người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với gần 40 lần tham gia hiến máu tình nguyện, chị Đặng Thị Thu Hương-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Hội Thương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) được mọi người gọi là “nữ hiệp sĩ”. Đồng hành cùng chồng trong nhiều hoạt động hiến máu vì cộng đồng, chị vinh dự được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng bằng khen.
Chồng chị Đặng Thị Thu Hương là anh Nguyễn Văn Quý-Chủ tịch Hội Taekwondo tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hội Thương, người được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng danh hiệu Hiệp sĩ hiến máu với 98 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Bản thân chị Hương từng rất sợ kim tiêm, sợ nhìn thấy máu nhưng khi được chồng động viên, chia sẻ những câu chuyện cảm động và ý nghĩa của từng giọt máu cho đi, chị đã vượt qua nỗi sợ. Vậy nên, đêm hôm, có người gọi điện thoại nhờ vợ chồng chị tới bệnh viện hiến máu là chuyện rất đỗi bình thường.  
Chị Hương kể, hơn 20 năm trước, việc hiến máu nhân đạo ở cơ sở chưa trở thành phong trào rộng khắp như bây giờ. Phần lớn do người dân chưa hiểu đúng nên còn băn khoăn, lo lắng. Nhiều người sợ lây nhiễm một số bệnh qua đường máu trong quá trình xét nghiệm, lấy máu; sợ cơ thể mất đi một lượng máu nhất định, làm giảm sức đề kháng, dễ đau ốm... “Tôi tham gia phong trào vì mong muốn được làm việc có ích cho cộng đồng, góp thêm tiếng nói để mọi người hiểu, thay đổi nhận thức về công tác này. “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, có thể ngay lúc đó, nhiều người chưa sẵn sàng tham gia nhưng ít nhất, họ đã có ý thức thắp lên ngọn lửa ấm cho những người thân quen khi cần”-chị Hương bộc bạch.
Chị Đặng Thị Thu Hương hiện là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Hội Thương. Ảnh: Phương Dung
Chị Đặng Thị Thu Hương hiện là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Hội Thương. Ảnh: Phương Dung

Phó Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) Vũ Thị Ngọc Thủy: “Vợ chồng anh Nguyễn Văn Quý-chị Đặng Thị Thu Hương rất nhiệt tình. Bất cứ khi nào Khoa cần máu và gọi điện thoại liên hệ, anh chị đều hỗ trợ tích cực. Những người có tấm lòng như anh Quý, chị Hương đã góp phần rất lớn vào công tác cứu chữa người bệnh”.

Ngoài ý nghĩa nhân văn sâu sắc là đem lại hy vọng sống cho những bệnh nhân đang cần máu, theo chị Hương, việc hiến máu tình nguyện còn mang lại nhiều lợi ích thiết thân. Đó là được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí. Y học cũng chỉ ra rằng, hiến máu giúp tái tạo, lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, để theo đến cùng hành trình “kết nối trái tim-kết nối sự sống”, chị Hương đã nhiều lần đấu tranh với chính mình vì vấn đề cân nặng. Cứ 5-7 ngày sau khi hiến máu, chị lại tăng 2-3 kg, dù chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không thay đổi. “Phụ nữ mà, ai cũng muốn mình đẹp, thon gọn nhưng có lẽ do cơ địa tôi dễ hấp thụ. Mỗi lần tăng cân, tôi lại nghĩ lần sau thôi không tham gia nữa. Nhưng rồi, khi nhận được điện thoại từ bệnh viện, từ người thân quen nhờ hỗ trợ máu gấp, mình lại không thể khước từ. Cảm giác nếu mình từ chối đồng nghĩa với việc đang làm cho ai đó mất đi cơ hội sống. Vì vậy, nhận điện thoại lúc nào, vợ chồng mình đi ngay lúc đó. Cả hai cùng nhóm máu B nên luôn đồng hành cùng nhau”-chị Hương trải lòng.
Vợ chồng chị Đặng Thị Thu Hương luôn đồng hành trong  công tác hiến máu nhân đạo (ảnh nhân vật cung cấp).
Vợ chồng chị Đặng Thị Thu Hương luôn đồng hành trong công tác hiến máu nhân đạo (ảnh nhân vật cung cấp).
Gần 40 lần tham gia hiến máu và người cho lẫn người nhận không mấy khi biết về nhau. Lý giải về điều này, chị Hương cho hay: Những lần tham gia hiến máu theo phong trào thì tất cả đơn vị máu đạt chuẩn đều được đưa về ngân hàng máu của bệnh viện, sử dụng khi cần. Còn những trường hợp bệnh viện hoặc người quen gọi điện thoại nhờ giúp đỡ, mình cũng chỉ biết tên người nhận, sau đó nhanh chóng đến, cho máu theo quy định, rồi trở về.
Tự hào về người bạn đời luôn ủng hộ, đồng hành trong các hoạt động xã hội, anh Quý vui vẻ nói: “Vợ chồng tôi luôn nghĩ làm được gì tốt cho xã hội, cho những người xung quanh thì cố gắng làm. Không chỉ vợ chồng tôi mà người thân trong gia đình cũng tích cực tham gia khi có thể”.
PHƯƠNG DUNG
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.