Thực thi hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã thực hiện hiệu quả Nghị định số 136/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội, từng bước góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
Hiện tỉnh ta có 27.990 đối tượng trợ cấp xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng. 11 tháng năm 2019, tổng kinh phí chi trả trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai táng cho các đối tượng bảo trợ xã hội là hơn 150 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Thành Huế-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, những năm qua mức trợ cấp xã hội liên tục tăng lên; các chính sách trợ giúp xã hội cũng được thiết kế hướng vào mục tiêu bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng theo vòng đời nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, mức chuẩn trợ cấp xã hội đang thực hiện (270.000 đồng/tháng) cho đối tượng bảo trợ xã hội còn thấp, chỉ bằng 20% mức lương cơ sở. Trong khi đó, từ năm 2013 đến nay, mức lương cơ sở đã được điều chỉnh 5 lần; chuẩn nghèo về thu nhập tăng gần 57% (giai đoạn 2011-2015 là 400.000 đồng đối với khu vực nông thôn, 500.000 đồng đối với khu vực thành thị; giai đoạn 2016-2020 là 700.000 đồng đối với khu vực nông thôn và 900.000 đồng đối với khu vực thành thị). Vì vậy, với mức trợ cấp chỉ 270.000 đồng/tháng, các đối tượng bảo trợ xã hội gặp không ít khó khăn.
 Trẻ mồ côi ở Nhà trẻ Sao Mai (TP. Pleiku) thường được các đơn vị, tổ chức từ thiện tặng quà. Ảnh: H.T
Trẻ mồ côi ở Nhà trẻ Sao Mai (TP. Pleiku) thường được các đơn vị, tổ chức từ thiện tặng quà. Ảnh: H.T
Mới đây, tại chương trình Hội thảo tham vấn về tình hình thực hiện các chính sách an sinh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của trẻ em-nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt-đối với các dịch vụ xã hội cơ bản do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức tại tỉnh ta, nhiều cán bộ trực tiếp thực thi chính sách này cũng nêu không ít băn khoăn. Bà Vũ Thị Hà-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Sê-đề xuất: “Nên tập trung hỗ trợ cụ thể vào từng nhóm đối tượng thực sự khó khăn hiện chưa được hưởng chính sách như: trẻ em nghèo dân tộc thiểu số; người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị bệnh dài ngày; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại không có khả năng nuôi dưỡng, đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc không có trách nhiệm với trẻ. Theo tôi, nên nâng mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội hiện nay lên 500.000 đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của đối tượng”. Trao đổi thêm về Nghị định số 136/NĐ-CP, ông Nguyễn Phước Văn Hiệp-cán bộ phụ trách công tác bảo trợ xã hội Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pah-cũng cho rằng: nên xem xét hạ độ tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội của nhóm đối tượng người cao tuổi không có lương hưu từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; trợ cấp xã hội hàng tháng đối với những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
Là cơ quan trực tiếp tham mưu đề xuất sửa đổi Nghị định số 136/NĐ-CP cho giai đoạn tiếp theo, ông Nguyễn Ngọc Toản-Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: “Trên cơ sở thực tế và từ những đề xuất của các đại biểu, chúng tôi sẽ tổng hợp, tham mưu Chính phủ để Nghị định số 136/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện hiệu quả, đúng, đủ, kịp thời, giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng có cuộc sống ổn định”. 
Về phần mình, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xác định trước mắt sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời, hiệu quả chế độ chính sách cho đối tượng ở các địa phương trong tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Hướng dẫn các địa phương rà soát đối tượng nhằm tránh sai sót, chi trả chế độ kịp thời đến tận tay đối tượng hoặc gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội...
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.