"Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là thông điệp và cũng là phương châm hoạt động được Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh chú trọng trong công tác tuyên truyền suốt thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Thuận (phường Ia Kring, TP. Pleiku) bị bệnh suy thận mãn tính, xuất huyết dạ dày phải truyền máu, lọc thận liên tục, hiện đang điều trị tại Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ông Thuận chia sẻ: “Tôi không may mắc phải căn bệnh này. Nếu không được truyền máu thường xuyên thì tôi sẽ không sống được. Nhiều khi bệnh viện hết máu, các tình nguyện viên của các câu lạc bộ như “Giọt hồng Pleiku”, “Máu nóng Gia Lai”… đã có mặt kịp thời để trao những giọt máu cứu giúp cho tôi cơ hội được sống tiếp. Tôi luôn biết ơn những tấm lòng nhân ái ấy, dù chưa một lần gặp mặt họ”. Cũng như ông Thuận, em Lê Thị Hoài Hường (xã Ia Din, huyện Đức Cơ) đang điều trị căn bệnh ung thư máu dòng tủy (M2). Nhờ những giọt máu nghĩa tình mà em có thể chống chọi với bệnh tật và có thêm hy vọng sống.

 

Ra mắt Câu lạc bộ “Máu nóng Gia Lai”.                                                          Ảnh: Đ.Y
Ra mắt Câu lạc bộ “Máu nóng Gia Lai”. Ảnh: Đ.Y

Mỗi năm có hàng ngàn bệnh nhân được cứu sống từ ngân hàng máu của Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Không những cung cấp cho bệnh nhân tại bệnh viện, nguồn máu dự trữ còn được kịp thời vận chuyển đến các bệnh viện huyện cho những bệnh nhân không thể chuyển tuyến. Ông Đinh Xuân Bảy-Phó Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: “Thời gian qua, phong trào hiến máu tình nguyện được người dân nhiệt tình tham gia, góp phần không nhỏ giúp các cơ sở y tế có điều kiện chữa trị cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần truyền máu thường xuyên”.

Đến nay, phong trào hiến máu nhân đạo của tỉnh ta ngày càng phát triển sâu rộng. Để có được kết quả đó, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, khơi dậy tình yêu thương, lòng nhân ái của cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về công tác hiến máu tình nguyện. Ở các cơ quan, trường học, doanh nghiệp và địa phương trong tỉnh, hiến máu tình nguyện đã trở thành nét đẹp văn hóa. Trong số này có anh Trần Vũ-chủ một cửa hàng kinh doanh sơn trên địa bàn TP. Pleiku, người đã 23 lần tham gia hiến máu tình nguyện và đứng ra thành lập Câu lạc bộ “Máu nóng Gia Lai” với hơn 300 thành viên và tình nguyện viên tham gia.

Câu lạc bộ hoạt động 24/24 giờ nhằm giúp những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại các cơ sở y tế cần hỗ trợ máu trực tiếp. Anh Trần Vũ cho biết: “Lần đầu tiên tôi tham gia hiến máu nhân đạo là vào năm 2012. Trong 5 năm qua, tôi tham gia 23 lần hiến máu nhân đạo. Nhớ lần đầu đi hiến máu, tôi cũng hơi lo lắng. Tuy nhiên, sau khi hiến máu về, tôi thấy sức khỏe của mình tốt hơn, từ đó năm nào tôi cũng tham gia vài lần. Nhiều lúc công việc bận rộn nhưng nghĩ đến những bệnh nhân đang chờ giọt máu của mình để được sống tiếp nên tôi lại tiếp tục tham gia hiến máu”.

 

Bà Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh: “Thời gian tới, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động, nâng cao hiểu biết về hiến máu tình nguyện cho tất cả các đối tượng; chú trọng công tác tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình trong cộng đồng... Đồng thời, kêu gọi các tầng lớp nhân dân trong tỉnh với tấm lòng nhân ái, trách nhiệm, nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện”.

Phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh ta đã được nhân rộng, nhiều chương trình quy mô được tổ chức, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân như: Chiến dịch “Lễ hội Xuân hồng”, “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (17-4), “Những giọt máu hồng”, Chương trình “Hành trình đỏ” quốc gia. Tính riêng trong năm 2017 (từ ngày 1-11-2016 đến 31-10-2017), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh đã phát động 67 đợt hiến máu tình nguyện và tiếp nhận được 13.346 đơn vị máu, đạt 102,7% kế hoạch, đáp ứng nhu cầu điều trị của ngành Y tế.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.