Địa chỉ tin cậy của người yếu thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội (Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh) luôn là địa chỉ tin cậy, hỗ trợ tư vấn, giúp đỡ miễn phí và là nơi tạm lánh an toàn cho người yếu thế trên địa bàn.

Chia sẻ, tư vấn miễn phí

Chị Bùi Trúc M. (tổ 5, xã Diên Phú, TP. Pleiku) cho biết: Gia đình chị đang rất hạnh phúc, bất ngờ một ngày, chị phát hiện chồng quan hệ bất chính với một phụ nữ khác. Chị muốn đem chuyện này tâm sự với bạn bè nhưng lại thấy “xấu chàng hổ ai” nên đành thôi. “Tôi âm thầm tìm hiểu chuyện của chồng, rồi đánh ghen. Mọi chuyện dường như đã chấm hết khi anh ấy không những chửi mắng mà còn thường xuyên đánh đập tôi. Được một người quen giới thiệu, tôi gọi điện đến đường dây nóng (0269) 3868000 và được cán bộ Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội nhiệt tình chia sẻ, tư vấn. Dần dần tôi hiểu ra tại sao anh ấy ngoại tình rồi về nhà chửi mắng, đánh đập tôi. Qua những buổi chia sẻ, tư vấn, tôi có thêm kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Giờ đây, tôi và chồng đã hàn gắn được “vết rạn” của gia đình”-chị M. tâm sự.


 

  Người già và trẻ mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của toàn xã hội.                          Ảnh: Đ.Y
Người già và trẻ mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của toàn xã hội. Ảnh: Đ.Y

Anh Nguyễn Văn L. (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) cũng biết đến Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội qua sự giới thiệu của một cán bộ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ. “Tôi được cán bộ Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội tư vấn, hỗ trợ làm hồ sơ về trường hợp người cháu bị tên “yêu râu xanh” cùng xóm hãm hại. Nếu không được tư vấn thì gia đình tôi tốn rất nhiều thời gian đi lại để làm thủ tục”-anh L. nói.

Bà Lê Thị Chi (xã Hòa Phú, huyện Chư Pah) mới đầu chưa biết làm hồ sơ, thủ tục cho cháu mồ côi vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Qua đường dây nóng của Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội, gia đình bà cũng không mất nhiều thời gian đi lại mà vẫn hoàn thành được thủ tục hồ sơ cho cháu mồ côi vào Trung tâm.

Nơi tạm lánh an toàn cho người yếu thế

Thành lập cuối năm 2012, Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội (Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh) là cầu nối giúp đỡ các đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn. Thời gian qua, Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người yếu thế khi có nhu cầu cần tư vấn, cung cấp thông tin chuyên môn nhằm giải quyết sự căng thẳng về các mối quan hệ gia đình, xã hội; trợ giúp đối tượng xã hội tìm ra những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, như: học tập, học nghề, tìm việc làm hay nghèo đói, thất nghiệp, rối nhiễu tâm lý... Ngoài ra, đây còn là nơi tạm lánh, giúp đỡ đáng tin cậy của người già cô đơn, người khuyết tật, người dễ bị tổn thương, trẻ mồ côi, trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các tư vấn viên của Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội được đào tạo bài bản. Bà Nông Thị Châm-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh, cho biết: “Với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên, đơn vị đã phần nào giúp người yếu thế giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn trong cuộc sống”.

Ông Đinh Văn Bí-Phó Trưởng phòng Dịch vụ Công tác Xã hội, cho biết: “Qua 5 năm đi vào hoạt động, Phòng thường xuyên phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cá nhân ở địa phương để triển khai nhiệm vụ. Thông qua đường dây nóng, Phòng đã giúp nhiều trường hợp bị bạo hành, khó khăn trong cuộc sống và hỗ trợ nơi tạm lánh an toàn cho đối tượng yếu thế. Thời gian tới, Phòng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn, phối hợp với các ngành chức năng liên quan để giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn nhanh chóng khi người yếu thế trong xã hội có nhu cầu”.

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.