Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa: Điểm sáng xây dựng trường học thân thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ nhiều học sinh gặp khó khăn hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Bên cạnh đó, tập thể sư phạm nhà trường còn quan tâm xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực với tinh thần “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Giúp đỡ học sinh nghèo  
Một trong những học sinh được nhà trường giúp đỡ trong thời gian qua là em Nguyễn Khánh Bảo Ngọc (lớp 4A5). Ngọc không may đụng phải chảo dầu đang sôi khiến toàn thân bị bỏng nặng. Từ giữa tháng 10-2019 đến nay, em phải thường xuyên ra Viện Bỏng Quốc gia để điều trị với chi phí hàng trăm triệu đồng. Nhà trường đã báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo kêu gọi, vận động quyên góp từ các trường học trên địa bàn được 20,8 triệu đồng; riêng học sinh và giáo viên trong trường ủng hộ hơn 16,3 triệu đồng.
Việc phải điều trị thường xuyên đã ảnh hưởng đến quá trình học tập của Ngọc. Vì vậy, các thầy-cô giáo đã dành thời gian hướng dẫn, củng cố kiến thức cho em. Được thầy cô, bạn bè động viên, giúp đỡ nên Ngọc luôn cố gắng học tập và an tâm chữa bệnh.
Chị Phạm Thị Thu Hà chia sẻ: “Sự hỗ trợ về vật chất của nhà trường đã giúp gia đình tôi có thêm kinh phí để điều trị cho con. Trong thời gian này, thầy-cô giáo thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm, động viên, chia sẻ. Những việc làm đó khiến phụ huynh rất yên tâm khi cho con học ở một ngôi trường chan chứa tình thương yêu”.
Giáo viên Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh: Thủy Bình
Giáo viên Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh: Thủy Bình
Thời gian qua, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên vận động cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu hoặc giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Đơn cử như cô Ngô Thị Thơm đã bỏ tiền mua 75 chiếc áo ấm đồng phục, cô Đặng Thị Thanh vận động đoàn từ thiện trao 135 suất quà để tặng cho học sinh khó khăn. Cô Thơm tâm sự: “Chúng tôi làm những việc này trên tinh thần tự nguyện. Tôi cho rằng, giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn để tiếp tục đến trường đã là niềm vui của mỗi giáo viên”.  
Cùng với đó, hàng năm, nhà trường đều tổ chức tặng quà cho học sinh vào dịp khai giảng năm học mới, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán… Những phần quà có ý nghĩa khích lệ các em vươn lên trong cuộc sống. Em El (lớp 5A2) bày tỏ: “Em rất vui khi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô và các bạn. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ tấm lòng thầy cô”.
Không dừng lại ở đó, nhà trường còn kêu gọi giáo viên và học sinh đóng góp để giúp đỡ các em học sinh bị bệnh hiểm nghèo của Trường THCS Nguyễn Trãi (xã A Dơk); tặng áo quần, sách vở cho học sinh các trường khó khăn trên địa bàn huyện.

Ông Nhữ Văn Hưng-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đak Đoa: Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa không chỉ là điểm sáng về chất lượng giáo dục của địa phương mà còn thực hiện hiệu quả nhiều phong trào, như: “Xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp và an toàn”, “Xây dựng thư viện trường học thân thiện”. Đặc biệt, nhà trường đã quan tâm, giúp đỡ được nhiều học sinh khó khăn, ngặt nghèo. Từ những việc làm thiết thực đó, nhà trường nhận được niềm tin yêu của học sinh và phụ huynh; xứng đáng là mô hình học tập tiêu biểu để các trường học khác trên địa bàn huyện tham khảo và học tập.

Xây dựng trường học thân thiện
Dạo một vòng quanh trường, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi cơ sở vật chất khang trang và cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Những cây xanh tỏa bóng mát, khóm hoa khoe sắc; một khuôn viên thu nhỏ với những con đường lát đá với hòn non bộ, thảm cỏ xanh mát.
Đặc biệt, để lan tỏa văn hóa đọc cho học sinh, nhà trường đã kêu gọi xã hội hóa xây dựng một không gian thư viện xanh rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ sách báo, truyện thiếu nhi phục vụ các em trong giờ ra chơi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phát động các lớp thi đua trang trí lớp học; những giờ học ra chơi trải nghiệm, các em sáng tạo, tái chế rác thải nhựa thành các đồ dùng trang trí lớp học như: bình hoa, khung ảnh…
Cô Nguyễn Thị Thanh-Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa cùng các em học sinh chơi cờ cá ngựa. Ảnh: Thủy Bình
Cô Nguyễn Thị Thanh-Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa cùng các em học sinh chơi cờ cá ngựa. Ảnh: Thủy Bình
Năm học 2020-2021, Trường Tiểu học số 1 thị trấn Đak Đoa có 23 lớp với 821 học sinh. Trong đó, có 600 học sinh bán trú. Để đảm bảo an toàn cho mỗi bữa ăn, nhà trường đặt mua thực phẩm ở những cửa hàng uy tín. Riêng về rau củ, nhà trường tự túc 70-80%, vườn rau này do các nhân viên của bếp ăn và thầy-cô giáo cùng chăm sóc với diện tích 2 sào. Từ vườn rau này, các em học sinh được tham quan, tìm hiểu các loại cây trồng để áp dụng vào các môn học.
Cô Nguyễn Thị Thanh-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Với tâm niệm làm sao để các em học sinh nhận thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, tất cả giáo viên đều nỗ lực, sáng tạo, góp ý để xây dựng trường. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các thầy-cô giáo đều rất tận tâm, hết lòng vì các em học sinh”.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.