Mang Yang nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, bảo đảm duy trì sĩ số học sinh, tăng tỷ lệ đi học chuyên cần. Nhờ đó, các đơn vị trường học từng bước hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Trước đây, nhiều học sinh Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta) bỏ học giữa chừng. Nguyên nhân là do phần lớn các gia đình vẫn giữ thói quen đưa theo con em lên rẫy vào mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, một số học sinh do kết quả học tập yếu dẫn đến chán nản, không muốn đến trường. Nói về hướng khắc phục, thầy Nguyễn Văn Thuật-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Thời gian qua, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp. Bên cạnh đó, nhà trường còn huy động giáo viên, phụ huynh và các Mạnh Thường Quân tặng quần áo, sách, vở cho học trò nghèo; xây dựng quỹ để tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta) đã xây dựng các giải pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số học sinh. Ảnh: Hà Phương
Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta (xã Đak Jơ Ta) đã xây dựng các giải pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số học sinh. Ảnh: Hà Phương
Điển hình là trường hợp của em Chăt (làng Bông Bim, học sinh lớp 8). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Chăt đi học không đều, sau đó nản chí rồi bỏ học. Được giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Hội phụ huynh học sinh, trưởng thôn, già làng đến vận động ra lớp, quyên góp tiền mua sách vở, miễn giảm học phí, em Chăt đã trở lại với trường lớp và chuyên cần học tập. Bước vào năm học 2020-2021, Trường Tiểu học và THCS Đak Jơ Ta có 19 lớp với 513 học sinh. Từ đầu năm học đến nay, tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh đạt 100%.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang) cũng là một trong những đơn vị từng gặp nhiều khó khăn trong việc vận động học sinh ra lớp. Năm học 2020-2021, toàn trường có 12 lớp với 422 học sinh, trong đó, học sinh dân tộc thiểu số chiếm hơn 98%. Nhiệm vụ duy trì sĩ số luôn được Ban Giám hiệu nhà trường chú trọng thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Thầy Trương Duy Vương-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Dịp khai giảng năm học mới, giáo viên nhà trường phối hợp cùng cán bộ xã, trưởng thôn, già làng cập nhật danh sách học sinh và đến tận nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường. Nhờ vậy, nhà trường luôn đảm bảo 100% học sinh ra lớp. 
“Để duy trì sĩ số, đặc biệt là với các khối lớp đầu cấp, nhà trường tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu 1 học sinh có nguy cơ bỏ học vì đang gặp khó khăn trong học tập”, từ đó hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà trường phấn đấu tỷ lệ chuyên cần cả năm đạt 90%, duy trì sĩ số 99%”-Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm.
Các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lơ Pang ôn bài trước khi lên lớp học. Ảnh: Hà Phương
Các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Lơ Pang ôn bài trước khi lên lớp học. Ảnh: Hà Phương
Là một giáo viên tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó, cô Lê Thị Thúy-giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Lơ Pang-tâm sự: “Chúng tôi luôn chủ động tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý học sinh để có cách tiếp cận, giúp đỡ phù hợp. Để làm được điều này, giáo viên phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ bản địa và tìm hiểu phong tục tập quán. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu nhà trường còn phát động xây dựng quỹ khuyến học để kịp thời hỗ trợ học sinh khó khăn, tổ chức các sân chơi thể thao, văn hóa-văn nghệ, tập đánh cồng chiêng... để thu hút các em đến lớp”.
Trao đổi về vấn đề duy trì sĩ số học sinh, ông Hồ Văn Diệp-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang-thông tin: Thời gian qua, Phòng thường xuyên chỉ đạo các trường phân công giáo viên phối hợp với hệ thống chính trị thôn, làng đến từng nhà vận động học sinh đến lớp đúng độ tuổi. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ đối với học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; kêu gọi các ngành và cộng đồng doanh nghiệp tặng sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp... cho các em để hạn chế tối đa tình trạng bỏ học. 
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.