Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Cần cộng đồng trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, tại Gia Lai, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số em chưa được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh hiện có 441.571 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 29,4% dân số toàn tỉnh. Trong đó, có trên 5.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 1,2%; 84.867 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 19,2%.
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Kết quả kiểm tra công tác chăm sóc trẻ em cho thấy, một vài địa phương vẫn chưa thật sự coi trọng mục tiêu này. Một bộ phận người dân cũng chưa nhận thức đầy đủ về công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, dẫn đến một số em thiếu sự quan tâm đầy đủ, kịp thời.
“Trên cơ sở đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có văn bản chỉ đạo, vừa kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với trẻ mồ côi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để trợ cấp kịp thời, cấp thẻ bảo hiểm y tế, phục hồi chức năng, tạo điều kiện giúp các em ổn định cuộc sống. Ngoài ra, các địa phương cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện để triển khai các chương trình hỗ trợ đối với trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi như: chỉnh hình phục hồi chức năng, tặng xe lăn, xe lắc, dạy nghề, giáo dục định hướng, hỗ trợ đời sống, giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng”-bà Duyên thông tin.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở xã Ia Ko (huyện Chư Sê). Ảnh: Đinh Yến
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở xã Ia Ko (huyện Chư Sê). Ảnh: Đinh Yến
Cùng với đó, hàng năm, Sở phối hợp với các ngành, địa phương, cộng đồng cùng chung tay xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Làng trẻ em SOS Pleiku... Từ đầu năm đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã trao tặng hơn 200 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Vào các dịp Tết Nguyên đán, Tháng Hành động vì trẻ em, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, khai giảng năm học mới, Tết Trung thu, các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, thăm hỏi, tặng xe đạp, học bổng... cho hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng trị giá hơn 500 triệu đồng.
Ngoài ra, 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ bằng các hình thức như: trợ cấp, hỗ trợ theo chính sách, cấp học bổng, thăm hỏi, tặng quà, cấp bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí; 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS đã được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh, được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước theo quy định. Đặc biệt, trẻ em khuyết tật đã được hỗ trợ thăm khám sức khỏe, phục hồi chức năng, được học hòa nhập trong các nhà trường.
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Điều đáng mừng là tỉnh ta hiện không còn tình trạng trẻ em sống lang thang, cơ nhỡ. Công tác phòng ngừa, bảo vệ trẻ em bị xâm hại được chú trọng. Hầu hết số vụ vi phạm quyền trẻ em đã được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời”.
Bên cạnh kết quả đạt được, tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại tỉnh ta còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng, số trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích vẫn còn nhiều, nhất là đuối nước; vẫn còn tình trạng trẻ em lao động sớm, trẻ lao động trong điều kiện nặng nhọc... Trong số này, một số em chưa được thụ hưởng kịp thời, đầy đủ các chính sách của Nhà nước.
Mới đây, tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai), qua tìm hiểu thực tế có 2 trường hợp là em Rơ Châm Thể (SN 2007, làng Tốt) bị câm điếc và em Nginh (làng Jek) bị khuyết tật, có đủ điều kiện hưởng chế độ bảo trợ xã hội nhưng còn bị “bỏ quên”. Trao đổi với P.V, ông Rơ Châm A Lối-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao-cho biết: “Chúng tôi sẽ thông báo, hỗ trợ gia đình làm hồ sơ để các cháu sớm được nhận tiền trợ cấp hàng tháng”.  
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, để khắc phục những hạn chế trên thì rất cần sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân.
“Cùng với đó, Sở tiếp tục chỉ đạo các địa phương phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan để triển khai những chương trình hỗ trợ khác nhau. Cụ thể: Sở Tư pháp tổ chức các buổi tư vấn, trợ giúp pháp lý cho các em; Sở Y tế, Ban Quản lý Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh thường xuyên tổ chức nói chuyện chuyên đề về phòng-chống suy dinh dưỡng; khám sàng lọc và chỉ định mổ miễn phí cho trẻ khuyết tật... Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tất cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, đồng thời thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các em và trẻ có điều kiện tại nơi cư trú”-bà Rcom Sa Duyên nhấn mạnh.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.