Gia Lai: Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, công tác phòng-chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và mại dâm được các đơn vị, địa phương trong tỉnh Gia Lai quan tâm triển khai. Nhờ đó, tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.
Đa dạng hình thức tuyên truyền
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: “Hàng năm, Sở phối hợp với Công an tỉnh và các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng-chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và mại dâm”.
Tính từ năm 2016 đến nay, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức truyền thông, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 2.000 lượt cán bộ cơ sở về phòng-chống tệ nạn xã hội. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã lồng ghép phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng-chống tệ nạn xã hội.
Lực lượng Công an phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức 2.379 buổi tuyên truyền với 10.587 lượt người tham dự tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn mại dâm. Cùng với đó, triển khai lắp đặt 18 pa nô tuyên truyền về phòng-chống ma túy tại 18 trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku và các huyện: Ia Grai, Mang Yang, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Păh.
Các ngành chức năng cũng đã tiến hành 415 đợt kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Qua kiểm tra, ngành chức năng đã đình chỉ 7 cơ sở; lập biên bản và nhắc nhở, hướng dẫn 145 cơ sở kinh doanh khắc phục vi phạm; đề nghị xử phạt vi phạm hành chính 102 trường hợp với tổng số tiền 126 triệu đồng.
Thực hiện Kế hoạch số 432/QĐ-UBND ngày 30-5-2017 của UBND tỉnh về việc quản lý người nghiện ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, ngành chức năng đã đầu tư nâng cấp Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh và Cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Ông Nguyễn Đình Sơn-Giám đốc Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh-cho hay: “Từ năm 2016 đến nay, đơn vị tiếp nhận tư vấn và cai nghiện ma túy cho 1.021 trường hợp. Những năm gần đây, số đối tượng cai nghiện ma túy bắt buộc có chiều hướng giảm, số đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tăng. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền về thay đổi nhận thức trong việc điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng đã đạt hiệu quả bước đầu”.
Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh tổ chức dạy nghề cho các học viên. Ảnh: Đinh Yến
Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh tổ chức dạy nghề cho các học viên. Ảnh: Đinh Yến
Hỗ trợ sinh kế sau khi cai nghiện ma túy
Từ năm 2016 đến nay, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh đã tổ chức 14 lớp dạy nghề với 389 học viên theo học. Trong số các học viên sau khi hết thời gian chữa bệnh về địa phương, có khoảng 60% người phát huy được nghề đã học, tìm được việc làm. Riêng 215 trường hợp điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã hết nghiện và phục hồi sức khỏe.
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các học viên khi tái hòa nhập cộng đồng đều được tạo điều kiện vay vốn, hỗ trợ việc làm. Hiện tại, 220 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có tổ công tác cai nghiện ma túy. Đây là cầu nối để các học viên tự tin đề xuất nguyện vọng khi về sinh sống tại nơi cư trú. Từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phối hợp với các hội, đoàn thể đã triển khai 15 chương trình tín dụng chính sách cho 197.875 lượt hộ vay vốn với tổng số tiền hơn 5.800 tỷ đồng.
Từng là người nghiện ma túy, anh Nguyễn Văn H. (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) tâm sự: “Sau 18 tháng điều trị ở Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, tôi đã học được nghề sửa chữa điện dân dụng. Cuối năm 2019, hết thời gian điều trị, tôi được một doanh nghiệp tư nhân ở thị trấn Chư Ty nhận vào làm nghề sửa chữa điện. Với mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng, tôi thấy hài lòng với công việc và cuộc sống hiện tại”.
Bà Rcom Sa Duyên cho biết thêm: Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng-chống ma túy, mại dâm với hình thức phù hợp. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi tại Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh; quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng; đa dạng hóa phương pháp, dịch vụ điều trị cho người nghiện ma túy; tăng cường công tác quản lý, tư vấn, trợ giúp người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm, hạn chế tái nghiện. 
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.