Bố á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020: 'Chỉ mong sớm được ôm con vào lòng''

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

''Trong suốt các vòng thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020, Quốc Anh đã cố gắng, nỗ lực hết sức mình và kết quả cháu đạt được ngày hôm nay làm tôi rất tự hào, hãnh diện. Hiện, tôi chỉ mong ngày cháu trở về nhà để được ôm nó vào lòng...'', ông Phời tâm sự.

Ông Vũ Thanh Phời bố của á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 - Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Ảnh BẢO TRUNG
Ông Vũ Thanh Phời bố của á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 - Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Ảnh BẢO TRUNG



Khi MC truyền hình công bố nhà quán quân vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2020 mang tên Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình); á quân Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar, Đắk Lắk)...Thời điểm ấy, cả sân trường THPT Ngô Gia Tự dậy vang những tiếng vỗ tay reo hò, chúc mừng của bạn bè, thầy cô... dành cho Quốc Anh dù họ đang ở cách xa em cả ngàn cây số.

Bản thân tôi khoảnh khắc ấy cũng như được ngược dòng thời gian, trở lại những tháng năm tuổi hoa niên sôi nổi lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bất chợt, tôi bắt gặp ông Vũ Thanh Phời đứng lặng người ở một góc với đôi mắt trầm tư, không nói lời nào. Và có vẻ như ông đang đợi chờ giây phút chứng kiến khoành khắc con trai bước lên bục nhận giải á quân Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 20 do lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo trao tặng.

Trước ngày cuộc thi chung kết diễn ra, mẹ của Quốc Anh đã bay ra Hà Nội để động viên, cổ vũ con trai còn ông Phời ở nhà, tiếp sức từ xa.

Thực tế, trong suốt cả 4 vòng thi, Quốc Anh đã rất nỗ lực, cố gắng tận dụng mọi cơ hội mình có để bức lên dẫn đầu. Sau mỗi điểm số em đạt được là liên tiếp những tràng vỗ tay cổ vũ không ngớt đến từ bạn bè, thầy cô và cả điện diện UBND tỉnh, Tỉnh ủy Đắk Lắk...

Nhưng cuộc thi nào cũng vậy, vinh quang chỉ thuộc về người ưu tú, bản lĩnh nhất. Quốc Anh không dành được vòng nguyệt quế nhưng những gì em đã làm được có thể khiến bản thân và người nhà nở nụ cười mãn nguyện.


 

Ông Phời (giữa) hồi hộp theo dõi các vòng thi của con trai. Ảnh BẢO TRUNG
Ông Phời (giữa) hồi hộp theo dõi các vòng thi của con trai. Ảnh BẢO TRUNG



Đôi người cảm thấy tiếc nuối cho Quốc Anh vì đã lỡ mất vòng nguyện quế danh giá ở một sân chơi trí tuệ có uy tín trên truyền hình dành cho lứa học sinh khối THPT. Nhưng cũng không ít bạn bè, thầy cô cảm thấy hãnh diện về em - một học sinh ưu tú, đã mang lại niềm vinh dự, tự hào to lớn cho tập thể giáo viên, ban giám hiệu nhà trường và cả ngành giáo dục Đắk Lắk.

 

 Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 - Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Ảnh T.X
Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 - Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Ảnh T.X



Sau buổi trao giải, ông Phời trả lời những câu hỏi của các phóng viên một cách điềm tĩnh, từ tốn: Kết thúc ''hành trình'' Đường lên đỉnh Olympia 2020, Quốc Anh sẽ dành nhiều thời gian để tập trung cho việc học. Trước mắt, cháu sẽ nỗ lực để đạt kết quả tốt trong năm học cuối cấp và hướng đến việc thi đậu vào một trường đại học theo sở nguyện. Gia đình luôn động viên, ủng hộ mọi quyết định của cháu. Và việc đầu tiên tôi làm khi gặp lại con mình là ôm nó thật chặt vào lòng.
 

https://laodong.vn/ban-doc/bo-a-quan-duong-len-dinh-olympia-2020-chi-mong-som-duoc-om-con-vao-long-837737.ldo

Theo BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.