Người cha đánh con trai 4 tháng đến gãy chân: Đổ lỗi vì say và... giận vợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhậu xỉn, bực tức vì vợ không nghe lời, Châu Minh Tiến (24 tuổi) đã đánh con trai chỉ mới 4 tháng tuổi. Sau đó, Tiến đu võng mạnh rồi giật lại đột ngột làm con trai té xuống đất gãy chân, xuất huyết não.

 Tiến khai do tức vợ và nhậu xỉn nên đánh con - Ảnh: Vũ Phượng
Tiến khai do tức vợ và nhậu xỉn nên đánh con - Ảnh: Vũ Phượng


Chiều 28.8, TAND Q.9 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm Châu Minh Tiến về hành vi Cố ý gây thương tích với con trai ruột là bé C.M.K (tại thời điểm bé K. 4 tháng tuổi) khiến bé K. phải nhập viện trong tình trạng gãy chân, mặt bầm tím và nhiều vết bầm khác trên cơ thể.

Vụ việc từng được Thanh Niên phản ánh và từng gây nhiều bức xúc phẫn nộ trong dư luận vì hành vi của người cha trẻ. Theo cáo trạng, khoảng giữa năm 2016, Châu Minh Tiến và Nguyễn Hồng Tím (sinh ngày 23.3.2000) sống chung với nhau như vợ chồng tại Q.9, không đăng ký kết hôn. Tiến và Tím có con chung là N.H.C, sinh ngày 28.8.2017 và giao cháu cho bà Bùi Hồng Mực là mẹ ruột của Tím nuôi.

Ngày 22.9.2019, Tiến và Tím có con trai thứ hai là C.M.K nhưng chưa làm giấy khai sinh. Ngày 26.12.2019, Tiến và Tím cự cãi nhau nên Tím bế cháu K. về nhà mẹ ruột sống.


 

Sau thời gian tạm giam, Châu Minh Tiến đã bị Tòa án Nhân dân Q.9 đưa ra xét xử về hành vi Cố ý gây thương tích với con trai ruột của mình - Ảnh: Vũ Phượng
Sau thời gian tạm giam, Châu Minh Tiến đã bị Tòa án Nhân dân Q.9 đưa ra xét xử về hành vi Cố ý gây thương tích với con trai ruột của mình - Ảnh: Vũ Phượng


Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 3.2.2020, bà Lê Thị Lệ (bà ngoại của Tím) mang cháu K. qua giao cho Tiến nói rằng do Tím gửi con sau đó bỏ đi, không ai trông cháu K. nên bà Lệ mang K. qua giao cho Tiến.

Tiến đồng ý và bế cháu K. vào phòng lấy khăn quấn quanh người cháu K., để K. nằm ngang trên võng cho uống sữa đưa K. ngủ. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày thì K. thức dậy và khóc, Tiến vẫn để K. nằm trên võng và cho bú sữa bình, nhưng K. vẫn khóc.

Do bực tức vợ bỏ đi và K. khóc dỗ không nín, Tiến ngồi dậy kế bên võng rồi tát mạnh vào má phải của K. 3 cái và má trái 2 cái, sau đó Tiến nằm xuống tiếp tục đưa võng cho con ngủ, nhưng K. vẫn không ngủ mà tiếp tục khóc. Tiến ngồi dậy dùng tay phải tát mạnh vào mông của K. từ dưới võng lên, Tiến nằm xuống nền gạch dưới đầu võng, tiếp tục dùng tay trái nắm mép võng đưa cháu K. mức độ nhẹ khoảng 3-4 cái, nhưng K. vẫn khóc.


 

 Mặt bé K. bầm tím tại thời điểm nhập viện Ảnh: Vũ Phượng
Mặt bé K. bầm tím tại thời điểm nhập viện Ảnh: Vũ Phượng



Tiến tức giận nắm mép võng đẩy mạnh thẳng tay và giật lại đột ngột làm cho cháu K. đang nằm ngang trên võng rơi xuống nền gạch. Tiến chạy đến bế K. lên, lúc này cháu K. không khóc mà có triệu chứng nấc từng cơn vì khó thở, gương mặt bị tím tái nên Tiến bế sang nhà cha ruột là ông Châu Minh Hiếu nhờ ông Hiếu đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Thấy cháu K. có biểu hiện bị bạo hành, nên Bệnh viện Nhi đồng 2 điện thoại báo sự việc cho Công an phường Bến Nghé (Q.1, TP.HCM). Sau đó, Công an Q.1 chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an Q.9. Ngày 7.2.2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 9 ra Quyết định số 51 trưng cầu giám định thương tích đối với cháu C.M.K.

Theo kết quả giám định, cháu K. bị thương tật 37%, Viện KSND Q.9 truy tố Tiến về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt là từ 4-7 năm tù.

Đánh con vì xỉn, bức xúc

Tại tòa, nhiều lần được HĐXX hỏi lý do đánh bé K. - con trai ruột của mình, Tiến đều khai đánh con phần vì nhậu xỉn, phần vì bực tức vợ không nghe lời. Thẩm phán hỏi: "Bị cáo phải có nghĩa vụ chăm K. chứ bức xúc cái gì mà có hành động như vậy với một đứa bé sơ sinh?".

Tiến đáp: "Hành vi của bị cáo như vậy là sai rồi. Bị cáo say và thiếu suy nghĩ nên mới đánh con". HĐXX phân tích: "Mình làm cha đối với con mình, con mình mới sinh nữa mà sao nói thiếu suy nghĩ được. Thiếu suy nghĩ sao đi lấy vợ được. Nếu thiếu suy nghĩ thì đừng lấy vợ sanh con nữa. Bị cáo nói vậy là không đúng. Nó mới được sinh biết gì mà đánh nó?".


 

Thời gian bé K. nằm viện, mẹ bé chỉ ở chăm vài ngày rồi bỏ mặc bà ngoại chăm cháu ở bệnh viện  - Ảnh: Vũ Phượng
Thời gian bé K. nằm viện, mẹ bé chỉ ở chăm vài ngày rồi bỏ mặc bà ngoại chăm cháu ở bệnh viện - Ảnh: Vũ Phượng



Nghe vậy, Tiến ngập ngừng, nhắc lại hành vi của mình là do bực tức vợ. Tiến khai, hai vợ chồng được ở một nhà riêng, chỉ có mình Tiến đi làm, vợ ở nhà giữ con và đi chơi. Hôm bà ngoại vợ đưa bé K. xuống gửi lại cho Tiến, Tiến cũng không biết vợ đi đâu.

Tiến cũng thừa nhận mình từng phải đi trại cai nghiện ma túy, nhưng nay đã hết nghiện.

Bảo vệ quyền lợi cho bé K. trong phiên tòa là luật sư (LS) Trần Thị Ngọc Nữ và LS Đỗ Ngọc Thanh (thuộc Chi hội luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM). LS Thanh đặt câu hỏi: "Trước bé K., bị cáo có 1 người con vậy bị cáo có chăm sóc không?". Tiến trả lời: "Bị cáo đi cai nghiện, giao lại cho bà ngoại nuôi".
Có mặt tại tòa, bà Phạm Thị Bích Thủy (mẹ Tiến) khi được HĐXX hỏi vợ chồng Tiến chăm sóc con như thế nào, bà Thủy nói, cả hai thường đem con về ngoại gửi chứ ông bà nội cũng không rõ cháu được chăm thế nào. "Hai vợ chồng thường xuống xin tiền, tôi cũng cho tiền để hai đứa mua sữa cho con này kia", bà Thủy kể.

Mẹ ruột cũng bỏ mặc con

Bà Bùi Hồng Mực (41 tuổi, mẹ của Tím) cho biết, khi bé K. nằm viện về, bà chăm luôn hai con của vợ chồng Tiến và Tím. Sau thời gian K. xuất viện về nhà, Tím đi làm được 2 tháng, gửi 2,5 triệu đồng/tháng để nuôi con. Khoảng 2 tuần trở lại đây, Tím lại bỏ đi biệt tăm, tắt nguồn điện thoại không liên lạc được, bỏ mặc 2 đứa con cho bà nuôi.


 

Bé K. bên ngoài phiên tòa - ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Bé K. bên ngoài phiên tòa - ẢNH: VŨ PHƯỢNG



"Tôi cũng từng nói với Tím là con do mình đẻ ra thì mình phải chăm sóc chứ bỏ mặc vậy sao được mà Tím cũng mặc kệ. Tôi bàn với ông nội san sẻ trách nhiệm nuôi cháu thì ông nội bé nói gửi vô cô nhi viện. Tôi nghĩ còn ông bà hai bên đầy đủ sao gửi cháu vô đó được nên tôi nuôi luôn", bà Mực nói.

Bà Mực yêu cầu Tiến bồi thường cho cháu 100 triệu đồng để bà lo chi phí nuôi dạy cháu trong thời gian tới chờ ngày Tiến ra tù và có công ăn việc làm. Bị cáo Tiến đồng ý bồi thường theo yêu của mẹ vợ.

Ngoài chi phí bồi thường thì cái giá phải trả cho hành động tàn nhẫn với con mình mà người cha đang phải đối mặt là mức án 5 năm 3 tháng - 5 năm 8 tháng tù do mà Viện KSND Q.9 đề nghị. Tuy nhiên, các LS bảo vệ quyền lợi cho bé K đề nghị cho mức án 10 năm tù cho bị cáo.

Theo VŨ PHƯỢNG (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.