"Hoa hạnh phúc" dành cho người khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chịu đầu hàng số phận, bằng nghị lực vươn lên bền bỉ, nhiều người khuyết tật ở huyện Đak Pơ tự tay gầy dựng cho mình cuộc sống ổn định, ấm no. Và, họ đã tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình.
Vượt lên nghịch cảnh
Đến khu vực chợ Chí Công (thôn Tân Hiệp, xã Tân An) hỏi anh Phạm Hữu Thân, tôi được bà con ở đây tận tình chỉ dẫn cùng câu hỏi: “Tìm nhà Sáu Lý phải không?”. Giải thích với tôi về tên gọi này, anh Thân cười hiền: “Tôi sinh ra vốn lành lặn như bao người khác. Năm 2 tuổi, tôi không may bị sốt bại liệt nên tay chân bị teo lại, nói cười cũng khó khăn. Là con thứ 6 trong gia đình có 7 người con, giọng nói cũng lý nhí sau bạo bệnh nên mọi người gọi tôi là Sáu Lý”.
Vượt qua nỗi đau, hàng ngày, anh Thân vẫn siêng năng tập luyện để đôi tay, đôi chân không bị mất đi cảm giác. 5 năm sau, dù đôi chân bị teo lại nhưng đôi bàn tay của anh dần cử động và cầm nắm được đồ vật. Kể từ đó, anh bắt đầu làm được việc vặt để phụ bố mẹ. Năm 17 tuổi, anh nghĩ tới việc phải kiếm một nghề để nuôi sống bản thân. Với suy nghĩ đó, anh khăn gói tới An Nhơn (tỉnh Bình Định) để xin học nghề sửa chữa điện cơ. Thương anh tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng có ý chí vươn lên trong cuộc sống, một gia đình làm nghề sửa chữa điện cơ tại đây đã nhận anh vào học và sắp xếp cho anh có một căn phòng để tá túc mà không phải đóng tiền.
Sau 2 năm, anh Thân về nhà (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mở một cửa hàng sửa chữa đồ điện. Cách đây 17 năm, trong một lần đi thăm người anh tại xã Tân An, nhận thấy nhu cầu sửa chữa đồ điện của người dân khá nhiều, anh liền thuê một căn nhà rồi lập nghiệp tại đây. Nhờ làm việc có tâm, khách hàng ngày càng nhiều, mỗi tháng, anh cũng tích lũy được 10-12 triệu đồng. Rồi anh mua được đất, xây nhà và mua thêm một lô đất để xây mới tiệm sửa chữa.
Nhờ chăm chỉ làm việc, mỗi tháng anh Phạm Hữu Thân (thôn Tân Hiệp, xã Tân An, huyện Đak Pơ) cũng thu nhập từ 10-12 triệu đồng. Ảnh: Hồng Thương
Nhờ chăm chỉ làm việc, mỗi tháng anh Phạm Hữu Thân (thôn Tân Hiệp, xã Tân An, huyện Đak Pơ) cũng thu nhập từ 10-12 triệu đồng. Ảnh: Hồng Thương

Bà Nguyễn Thị Mai Hường-Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi huyện Đak Pơ: “Toàn huyện hiện có hơn 300 người khuyết tật. Nhằm động viên người khuyết tật nỗ lực vươn lên, từ năm 2018 đến nay, Hội hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà, tặng 4 con bò và hàng trăm suất quà; thường xuyên khen thưởng những tấm gương vượt khó”.

Cũng như anh Thân, không may bị sốt bại liệt lúc mới 3 tuổi, đôi chân của anh Nguyễn Xuân Quang (thôn An Thuận, xã Cư An) không thể đi lại bình thường như bao người khác. Sau nhiều năm tập luyện, anh không còn phải đi bằng nạng nữa nhưng mỗi bước đi vẫn còn khó khăn. Không để mình trở thành gánh nặng cho cha mẹ, năm 24 tuổi, anh xin đi học nghề may tại thị xã An Khê. May mắn hơn là sau khi học xong, anh được nhận may gia công theo tỷ lệ 6:4 nên cũng tự nuôi được bản thân. Năm 2005, anh thuê một căn nhà tại thôn An Thuận để mở tiệm may riêng. Ngoài nhận may đồ vest, áo sơ mi, anh còn nhận may gia công áo quần học sinh nên mỗi tháng cũng tích lũy được hơn 3 triệu đồng. Sau nhiều năm dành dụm, năm 2010, anh mua được chiếc xe độ chế 3 bánh trị giá 22 triệu đồng để tiện cho việc đi lại; đồng thời, gom góp được 50 triệu đồng cùng bố mẹ mua đất, xây nhà và mở tiệm may ngay tại thôn An Thuận. “Tuy đi lại khó khăn nhưng tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khác là đôi tay vẫn lành lặn để lao động kiếm tiền. Vì vậy, tôi luôn cố gắng làm việc để không trở thành gánh nặng cho bố mẹ, nhất là lúc họ đang sắp ở tuổi xế chiều”-anh Quang chia sẻ.  

Hạnh phúc mỉm cười
Với bản tính siêng năng, luôn nỗ lực trong công việc, anh Thân được nhiều cô gái để ý và nhờ đó anh tìm được hạnh phúc của riêng mình. Chị Dương Thị Thanh Tình sau nhiều năm cảm mến tính cách hiền lành của chàng trai khuyết tật xứ Nẫu cuối cùng cũng quyết định “kết tóc xe duyên” với anh vào năm 2005. Vợ chồng anh chị sinh được 3 người con trai. Trong quá trình làm nghề, những việc nào khó anh đều được vợ và các con giúp đỡ. Nhờ đó, anh làm việc tốt hơn, khách hàng ngày một đông và thu nhập tăng lên đáng kể. Chị Tình chia sẻ: “Nhờ nguồn thu từ tiệm sửa chữa của anh, gia đình mới có được cơ ngơi như hôm nay và nuôi được các con ăn học. Tôi cũng cảm thấy yên tâm khi chồng mình biết nỗ lực mỗi ngày để xây dựng cuộc sống gia đình tốt hơn”.
Anh Nguyễn Ngọc Quý (thôn 2, xã Hà Tam) cũng là một người vượt lên số phận, hiện đang sống hạnh phúc với người vợ hiền và cô con gái 10 tuổi. Anh Quý kể: Trong 1 lần ngã xe, chân trái của anh bị gãy và nứt xương ở nhiều chỗ phải phẫu thuật nhiều lần. Cha mẹ mất sớm nhưng anh may mắn được chị Phùng Thị Thảo thương mến và quyết tâm về chung một nhà. “Chân trái của tôi không co được nên đi lại cũng vất vả lắm. Ngày nào làm việc nhiều, chân tôi đau nhức như đinh đóng vào xương. May mắn là vợ tôi chăm chỉ làm lụng và luôn hỗ trợ tôi trong công việc. Hiện nay, ngoài khai hoang được 1,5 ha đất, vợ chồng tôi cũng tích góp mua được đất, xây nhà và mua thêm 1 ha đất để trồng bưởi, hồ tiêu, ớt, cà chua, chanh dây. Mỗi năm, gia đình tôi thu hơn 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi 100 triệu đồng”-anh Quý chia sẻ.
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.