Cần lắm sự yêu thương!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mấy hôm nay, cả TP. Đà Nẵng thực hiện lệnh giãn cách xã hội, hai mẹ con tôi cũng ở nhà, hạn chế ra đường, nhờ vậy tôi có thời gian dạy thêm cho con gái nữ công gia chánh. Khi nghe con gái hỏi: “Không đi dạy, mẹ không được nhận lương, mẹ có lo lắng không mẹ?”, tôi tưởng như một luồng gió mát vừa tràn vào qua ô cửa. Con đã lớn thật rồi, đã biết nghĩ suy, biết lo lắng cho mẹ. Tôi ngẩng nhìn ra ngoài, ngoài thềm nắng đẹp quá, dường như mọi vật vô vi trước mọi hiểm họa vì dịch Covid-19.
Tôi là cô giáo mới ở lớp học dành cho những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, tăng động và chậm nói. Trước đó, tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để bắt đầu kiếm một công việc mới ở một thành phố khác khi bước vào tuổi bốn mươi. Hôm tôi đến nộp hồ sơ xin việc, cô đồng nghiệp cùng dạy bảo rằng: Nhiều bạn đến xin việc nhưng khi đến gặp trẻ rồi chẳng thấy ai quay lại nhận việc nữa.
Ảnh minh họa: INTERNET
Ảnh minh họa: INTERNET
Ở chỗ tôi dạy học, có vài đứa trẻ như tự giấu thế giới của mình trong “những chiếc hộp” và khóa chúng lại rất kỹ càng. Có phụ huynh chia sẻ, họ không thể tìm ra được chiếc chìa khóa đó để mở ra và bước vào thế giới riêng biệt của con mình. Họ thật sự không thể hiểu hết thế giới của con và không thể giao tiếp với chúng.
Bằng dự cảm của một người đã làm mẹ, tôi hiểu rằng để làm tốt được công việc mà ai nghe đến cũng lắc đầu bảo quá cực, quá mệt, một công việc cần sự kiên trì, cần sự bình tĩnh, cần sự cảm thông, không ngại khổ... Đặc biệt, cần và cần rất nhiều đức tính để có thể gắn bó thì điều quan trọng nhất vẫn cần những cô giáo như một kiến trúc sư, là người kiến tạo ra những “không gian” mà chính trái tim những người chọn làm công việc ấy mới là không gian thoáng đãng, đủ rộng để giúp những đứa trẻ nhận biết được tín hiệu yêu thương để các con có thể tương tác với cuộc đời.
Khi viết những dòng này, tự nhiên, dòng suy nghĩ của tôi trôi về buổi sáng hôm qua khi nhận được tin nhắn của người bạn cũ. Bạn nhắn rằng: “Dạy trẻ tự kỷ cực lắm, như mình chắc không làm được”.
Cuộc đời người ta, chắc ít ai thích sự xáo trộn, ví như những ngày cách ly vì dịch Covid-19 này. Nhưng cũng nhờ thời gian này mà tôi nhận ra cuộc sống vốn như một bài học dài hơi, mà cho dù muốn hay không, thỉnh thoảng người ta buộc phải thi một số bài thi khó.
Có rất nhiều thứ ta có thể thay đổi, nhưng có những thứ, chỉ còn cách đón nhận và vượt qua. Dẫu thế nào, vẫn cứ giữ lòng tin vào tình người, vào tâm mình. Như thế, giống như mình xây thêm được một số điều đẹp đẽ khác cho bản thân và cho những người xung quanh mình nữa…
BÌNH CHI

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.