Tuyển sinh vào lớp 1 ở Pleiku: Phấn đấu công bằng, khách quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay khi kết thúc năm học 2019-2020, các trường tiểu học ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã nhanh chóng triển khai tuyển sinh đầu cấp cho năm học mới. Hiện các trường bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh theo đúng chủ trương của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) là chính xác, công bằng, phân tuyến và chỉ tiêu hợp lý.
Theo đó, các trường tổ chức nhận hồ sơ nhập học từ ngày 27-7 đến 31-7. Giáo viên các trường đã thông báo kế hoạch, hướng dẫn chi tiết đến từng thôn, làng, tổ dân phố, trường mầm non… trên địa bàn nhằm giúp phụ huynh nắm được hình thức tuyển sinh, kịp thời đăng ký, nộp hồ sơ cho con em mình.
Tại Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn), ngay từ ngày đầu nhận hồ sơ nhập học, rất đông phụ huynh đã đến đăng ký. Cầm trên tay bộ hồ sơ nhập học mới nhận từ văn phòng nhà trường, chị Ngô Thị Ngân (tổ 3, phường Tây Sơn) liền ghi thông tin của con mình để nộp cho kịp thời gian quy định. “Mình muốn con học trường công lập vì chi phí thấp và gần nhà. Tuy con học đúng tuyến nhưng vì sợ hết chỉ tiêu nên mình vẫn đến sớm để làm hồ sơ nhập học”-chị Ngân chia sẻ.
 Phụ huynh nộp hồ sơ nhập học cho con tại Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: NGỌC THU
Phụ huynh nộp hồ sơ nhập học cho con tại Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Ngọc Thu
Thầy Lê Văn Phương-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An-thông tin: “Ngay từ đầu năm học 2019-2020, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức điều tra số trẻ em ở từng độ tuổi đi học trên địa bàn phường nhằm nắm số liệu chính xác để phân tuyến học sinh. Năm học 2020-2021, nhà trường được giao chỉ tiêu 240 học sinh thuộc tuyến tuyển sinh. Tuy nhiên, do trường nằm ở vị trí trung tâm, nhiều phụ huynh muốn con em được học ở những cơ sở có điều kiện nên đã xin nhập hộ khẩu vào địa bàn phường, tạo áp lực lớn đối với trường trong công tác tuyển sinh. Dù vậy, nhà trường vẫn sẽ tuyển sinh theo đúng quy định, đảm bảo sĩ số để nâng cao chất lượng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Nếu như không khí tuyển sinh đầu cấp tại các trường tiểu học ở khu vực trung tâm TP. Pleiku khá nhộn nhịp thì các trường vùng ngoại thành mới chỉ có một vài phụ huynh đến nộp hồ sơ đăng ký nhập học cho con em. Đứng chân trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân còn hạn chế nên Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lê Lai (xã Chư Á) đã sớm xây dựng kế hoạch tuyển sinh và tuyên truyền đến các gia đình có con em trong độ tuổi vào lớp 1.
Thầy Nguyễn Xuân Trường-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Năm học mới 2020-2021, nhà trường tuyển sinh 160 học sinh lớp 1, biên chế thành 5 lớp. Để đảm bảo sĩ số, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương xuống các thôn, làng thông báo kế hoạch tuyển sinh, nộp hồ sơ, vận động học sinh ra lớp. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp phụ huynh đến đăng ký làm hồ sơ nhập học cho con em mình rất trễ. Vì vậy, nhà trường sẽ nỗ lực vận động, tạo điều kiện thuận lợi để phụ huynh đưa con em ra lớp đúng theo kế hoạch”.
Ảnh: NGỌC THU
Chị H’Hội (làng Mơ Nú, xã Chư Á, TP. Pleiku) đã đến Trường Tiểu học Lê Lai để làm hồ sơ cho con nhập học vào lớp 1 đúng thời gian quy định. Ảnh: Ngọc Thu
Đến Trường Tiểu học Lê Lai để làm hồ sơ nhập học cho con, chị H’Hội (làng Mơ Nú) cho hay: “Ở làng mình, mọi người đều bận đi làm nên không có thời gian để đi làm hồ sơ. Năm nay, mình được nhà trường thông báo, trưởng thôn thường xuyên vận động nên tranh thủ đi làm hồ sơ nhập học cho con theo đúng quy định”.
Theo thống kê của Phòng GD-ĐT TP. Pleiku, năm học 2020-2021, thành phố dự kiến tiếp nhận gần 5.500 học sinh lớp 1 vào 32 trường. Để việc tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, Phòng đã duyệt kế hoạch tuyển sinh và giao chỉ tiêu cho các trường. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo theo phương châm: Trường ở xã, phường nào thì tuyển sinh tất cả học sinh tại địa bàn đó.
Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng GD-ĐT TP. Pleiku-cho biết: “Phòng đã chỉ đạo các trường học phải công khai chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh và tiếp nhận học sinh trên địa bàn dân cư. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đến các thôn, làng, tổ dân phố về công tác tuyển sinh ở từng độ tuổi để phụ huynh hiểu rõ tuyến tuyển sinh, hình thức và thời gian tuyển sinh. Trường hợp số học sinh đăng ký tại trường vượt quá khả năng tiếp nhận, nhà trường sẽ ưu tiên tiếp nhận trẻ thuộc tuyến tuyển sinh được giao. Mặt khác, vận động phụ huynh đăng ký nhập học cho con em mình tại các trường tư thục, các trường trên địa bàn lân cận đang có nhu cầu tuyển sinh. Đặc biệt, các trường phải thực hiện nghiêm túc quy định, quy trình tuyển sinh và hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến, nhất là ở các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao”.
Cũng theo ông Thức, trong quá trình tuyển sinh, số lượng học sinh phải được cập nhật hàng ngày và niêm yết công khai nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan theo đúng quy định, chủ trương của ngành GD-ĐT. 
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.