Để trẻ em được sống trong môi trường an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng nhiều hoạt động thiết thực, ngành chức năng và các cơ quan, đơn vị đã tạo cơ hội cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh. Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục. 
Còn đó nỗi lo
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 2.782 trẻ em bị tai nạn thương tích với 360 trường hợp tử vong, trong đó có 263 em tử vong do đuối nước. Bà Rcom Sa Duyên-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-bày tỏ: “Đây không chỉ là hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan, ban ngành, địa phương mà còn đòi hỏi gia đình, nhà trường và xã hội phải tăng cường trách nhiệm trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em”.
Mới đây, ngày 24-5, tại huyện Chư Pưh đã xảy ra vụ tai nạn đuối nước thương tâm làm em Mai Gia Bảo (SN 2011, trú tại thôn Ia Ke, xã Ia Phang), Trần Nhã (SN 2010), Trần Hào (SN 2011, em ruột của Nhã, cùng trú tại thôn Hòa Thuận, xã Ia Phang) tử vong. Ngay khi sự việc xảy ra, đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã đến thăm, động viên và hỗ trợ 9 triệu đồng cho các gia đình có con bị nạn. Ông Nguyễn Như Trường-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pưh-chia sẻ: “Vụ đuối nước không chỉ là nỗi đau của gia đình mà còn là trăn trở của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương”.
Ban Quản lý Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh tuyên truyền phương pháp nuôi dạy con tại xã Sơn Lang (huyện Kbang). Ảnh: Đ.Y
Ban Quản lý Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh tuyên truyền phương pháp nuôi dạy con tại xã Sơn Lang (huyện Kbang). Ảnh: Đ.Y
Bên cạnh tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích thì vấn nạn trẻ em bị xâm hại cũng đáng báo động. Cũng theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 102 trẻ em bị xâm hại, trong đó có 88 em bị xâm hại tình dục, 8 em tử vong do bị xâm hại. Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị lạm dụng tình dục phần lớn là do nhận thức của trẻ còn non nớt nên dễ bị lợi dụng. Cùng với đó, bố mẹ của trẻ lo làm ăn, không để mắt đến con, nhất là con gái, tạo kẽ hở cho những tên “yêu râu xanh” lộng hành.
Tạo môi trường sống an toàn cho trẻ
Thời gian qua, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phòng ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, xâm hại. Tính từ năm 2016 đến nay, Sở đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp phát 79.900 tờ rơi phòng tránh đuối nước; 2.771 cuốn  tài liệu phòng-chống đuối nước cho các thôn, làng; tổ chức 16 lớp tập huấn phòng tránh đuối nước cho trẻ em. Sở còn phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi để phòng tránh đuối nước với 6.800 người hưởng ứng. Để trẻ được sống trong môi trường an toàn, Sở triển khai mô hình “Ngôi nhà an toàn, phòng-chống tai nạn thương tích cho trẻ em” tại 14.503 hộ ở 20 xã, thị trấn, góp phần nâng cao nhận thức của các gia đình. Chị Nah (Plei Atur, xã Ayun, huyện Mang Yang) kể: “Mình có 2 đứa con, một đứa lớp 1, đứa kia mới 3 tuổi. Có lần, vì không cẩn thận, mình để phích nước nóng ngay cạnh tủ ti vi, một cháu vì mải chơi làm vỡ phích, may mà chỉ bị bỏng nhẹ”. Sau bài học nhớ đời ấy, chị Nah luôn nhắc nhở bản thân phải để mắt đến con nhiều hơn. Bởi có những thứ xung quanh tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị thương tích.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tặng quà cho trẻ em nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ. Ảnh: Đ.Y
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tặng quà cho trẻ em nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ. Ảnh: Đ.Y
Triển khai Kế hoạch số 1028/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Tháng Hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng-chống xâm hại trẻ em” diễn ra từ ngày 1 đến 30-6, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phong phú. Ngày 31-5, Sở phối hợp với Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh và Làng trẻ em SOS Pleiku tổ chức nhiều hoạt động vui chơi nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, đồng thời tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề “Phòng chống Covid-19” với sự tham gia của các em mồ côi đang được nuôi dưỡng tại đây. Bà Tạ Thị Anh Đào-Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh-cho hay: “Trung tâm còn thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông tại cộng đồng thông qua Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 và số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm  (0269) 3868000. Qua đó, hàng năm, Phòng Dịch vụ Công tác xã hội đã giúp nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại, hỗ trợ kịp thời để các em ổn định tâm lý, yên tâm sống và học tập”.
Cùng với đó, Ban Quản lý Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh cũng đã tích cực triển khai nhiều mô hình, cách làm hay để bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền sống còn của trẻ em. Ông Phan Thanh Hội-cán bộ Ban Quản lý dự án-cho biết: Năm 2017, dự án triển khai tại 9 xã thuộc 3 huyện Kbang, Krông Pa và Mang Yang. Từ đó đến nay, dự án đã thành lập được 9 câu lạc bộ phát triển trẻ thơ toàn diện; xây dựng 4 mô hình thư viện thân thiện tại 4 trường mầm non. Từ năm 2017 đến nay, dự án tổ chức được gần 600 buổi thảo luận nhóm về các chủ đề: y tế, dinh dưỡng, giáo dục trẻ sớm, bảo vệ trẻ em, giúp trẻ phát triển kỹ năng sinh tồn, làm cha mẹ không ai hoàn hảo...
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tới đây, Sở sẽ tiếp tục đề xuất tỉnh quan tâm bố trí kinh phí tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng công tác xã hội cho đội ngũ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường phối hợp triển khai các chương trình, đề án, mô hình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em một cách hiệu quả.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.