Nhiều bất cập trong chính sách phòng-chống xâm hại trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 27-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã dành 1 ngày làm việc để tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng-chống xâm hại trẻ em. Trong phiên họp, bà Ksor H'Bơ Khăp-đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Trưởng Công an thị xã Ayun Pa đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại phần thảo luận.



Mở đầu phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội Lê Thị Nga nêu rõ: Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng-chống xâm hại trẻ em nói riêng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Tuy nhiên, tại các địa phương trong cả nước vẫn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng. Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2015-2019, có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn số lượng khá lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc và trẻ em tảo hôn.

 Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Ksor HBơ Khăp đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại phần thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng-chống xâm hại trẻ em. Ảnh: T.D
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại phần thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng-chống xâm hại trẻ em. Ảnh: T.D



Thời gian qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng-chống xâm hại trẻ em vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện; một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe; việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng-chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức; quá trình giải quyết một số vụ xâm hại trẻ em chưa kịp thời, chưa nghiêm, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…

Về vấn đề này, các đại biểu Quốc hội đã dành trọn 1 ngày để thảo luận, phân tích, làm rõ thêm những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế; qua đó đề xuất giải pháp khắc phục để thực hiện tốt công tác phòng-chống xâm hại trẻ em trong thời gian tới. Tham gia thảo luận trực tuyến, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp trăn trở: “Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại rất nhiều, phương thức, thủ đoạn xâm hại ngày càng tinh vi, phức tạp và khó lường. Con số chúng ta đang có về các vụ xâm hại trẻ em có thể chỉ là phần nổi của tảng băng”. Theo đại biểu Ksor H'Bơ Khăp, trên thực tế, những diễn biến liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mà pháp luật chưa nhận diện. Vì vậy, cần nhấn mạnh đến khía cạnh nhận diện hành vi xâm hại trẻ em để định hướng, bổ sung, hoàn thiện luật và thực thi luật, đồng thời giáo dục nâng cao ý thức, kỹ năng phòng-chống xâm hại trẻ em. Ví dụ, các hành vi như: quay lén, nhìn lén hoặc bắt trẻ nhìn vào bộ phận nhạy cảm với hình thức trực tiếp hoặc qua mạng… diễn ra khá nhiều nhưng gần như không bị xử lý theo chế tài, nếu có xử lý cũng rất nhẹ.  

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Ksor H’Bơ Khăp đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại phần thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Trần Dung
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Ksor H’Bơ Khăp đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại phần thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Trần Dung



Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp cũng nêu một thực trạng rất đáng lưu tâm, đó là “chỉ khi xảy ra các vụ việc trẻ em bị xâm hại nghiêm trọng thì phụ huynh, nhà trường, các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội mới cuống cuồng lên”. Do vậy, cần triển khai phòng-chống xâm hại trẻ em theo hướng phòng ngừa và trang bị kỹ năng cho trẻ là chính, mặt khác phải xử lý nghiêm các hành vi xâm hại. Tuy nhiên, theo đại biểu Ksor H'Bơ Khăp, hiện nay, việc giáo dục kỹ năng chủ yếu được tổ chức theo những lớp học ngắn hạn của các cơ sở tư nhân. Còn trong trường học (đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số), hoạt động này còn mang tính hình thức, đối phó. Bản thân trẻ khi không được tiếp thu đầy đủ kiến thức về giới tính, về việc bản thân được pháp luật bảo vệ như thế nào… thì kỹ năng của trẻ chỉ dừng lại ở ngưỡng không được phép tiếp xúc với người lạ. Trong khi đó, theo báo cáo thì đa số các vụ xâm hại trẻ đều là những người thân quen với các em.

Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp phân tích thêm: “Chúng ta cần xác định những nhóm trẻ dễ bị xâm hại, trong đó chú ý đến nhóm trẻ ở các trường nội trú, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở tôn giáo… Nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài khi được phanh phui thì cả xã hội mới bàng hoàng, xem đó là hồi chuông cảnh báo. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Cần định hướng giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính một cách đồng bộ trong toàn xã hội chứ không chỉ cho con trẻ. Ngay cả người lớn chúng ta vẫn còn nhiều người thờ ơ do nhận thức chưa đúng, chưa đủ, chưa kịp thời trước những diễn biến nguy hiểm của loại tội phạm này”.

 TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.