"Tiếng kẻng an ninh" vì bình yên buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, với sự phát triển của nhiều thiết bị truyền thông, tiếng kẻng tưởng chừng đã bị lãng quên. Thế nhưng, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Chư Prông vẫn áp dụng hiệu quả hiệu lệnh này trong mô hình “Tiếng kẻng an ninh”.
Ở xã biên giới Ia Mơr, tiếng kẻng đã trở thành âm thanh quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Ông Rơ Lan Chun-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Mơr-cho biết: Trên địa bàn xã có 4 làng Jrai: Klăh, Krông, Hnáp, Khôi. Tất cả các làng đều duy trì mô hình “Tiếng kẻng an ninh” nhằm chung sức cùng chính quyền địa phương bảo vệ an ninh biên giới.
Mô hình “Tiếng kẻng an ninh” ở thôn 10 (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) nhận được sự ủng hộ của người dân. Ảnh: T.B
Mô hình “Tiếng kẻng an ninh” ở thôn 10 (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) nhận được sự ủng hộ của người dân. Ảnh: T.B
Chiếc kẻng của làng Klăh được treo tại nhà văn hóa thôn. Kẻng được làm từ mâm xe ô tô, dùi gõ là một chiếc búa. Người phụ trách đánh kẻng là Trưởng thôn, Chi hội trưởng chi hội CCB và Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn. Ông Rơ Mah Him-Trưởng thôn Klăh-chia sẻ: Nhìn đơn giản thế thôi nhưng tiếng kẻng này vang xa lắm, bà con đi làm rẫy xa đều nghe thấy cả. Là xã biên giới, nhờ có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Ia Mơr nên tình hình an ninh ở vùng này luôn được đảm bảo. Trước đây, tiếng kẻng làng Klăh thường vang lên khi phát hiện có người khả nghi hoặc kẻ xấu vào làng. Khi đó, mọi người nhanh chóng tập trung, đứng chốt tại các cửa ngõ của làng. Hiện tại, tình hình an ninh được đảm bảo nên tiếng kẻng chỉ vang lên để thông báo họp dân. Chỉ cần đánh kẻng báo hiệu, sau 10 phút, bà con sẽ tập trung đông đủ để nghe trưởng thôn triển khai công việc tại địa phương. Ông Rơ Mah Thin cho hay: “Tiếng kẻng vang rất xa, nhà mình ở cuối làng vẫn nghe thấy. Khi có tiếng kẻng, mình biết làng có việc cần và nhanh chóng tập trung”.
Thôn 10 (xã Ia Drăng) triển khai mô hình “Tiếng kẻng an ninh” vào đầu tháng 2-2020 trên cơ sở phối hợp giữa Hội CCB và Công an xã. Chiếc kẻng được đặt ở trước cổng nhà Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Văn Thọ. Người phụ trách đánh kẻng gồm Trưởng thôn, Chi hội trưởng chi hội CCB và Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn. Họ là những người tình nguyện đảm nhận công việc mà bà con tin tưởng giao phó. Để mô hình phát huy hiệu quả, thôn 10 đã ban hành quy ước về đánh kẻng và chỉ người dân trong thôn được biết. Đặc biệt, theo quy ước, khi vây bắt được kẻ gian, người dân phải bàn giao đối tượng cho Công an hoặc chính quyền địa phương, không vì bức xúc mà có hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của đối tượng.
Khi có tiếng kẻng, người dân làng Klăh (xã Ia Mơr) sẽ tập trung đông đủ để họp dân. Ảnh: T.B
Khi có tiếng kẻng, người dân làng Klăh (xã Ia Mơr) sẽ tập trung đông đủ để họp dân. Ảnh: T.B
Ông Vũ Xuân Bảng-Trưởng thôn 10-chia sẻ: “Thôn có 131 hộ dân với hơn 500 khẩu. Bà con chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu. Tiếng kẻng dồn dập là hiệu lệnh báo động nhân dân biết để tổ chức vây bắt kẻ trộm, đối tượng xấu nghe thấy tiếng kẻng cũng sẽ khiếp sợ. Đáng nói là từ khi triển khai mô hình đến nay, tiếng kẻng an ninh ở thôn 10 chưa vang lên lần nào. Đó là tín hiệu tích cực, thể hiện sự bình yên của thôn xóm”.
Thời gian qua, mô hình “Tiếng kẻng an ninh” đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của người dân. Từ thôn 10, mô hình đã lan tỏa ra toàn xã Ia Drăng. Hiện nay, 11 thôn, làng của xã có đến 17 chiếc kẻng an ninh. Điển hình, thôn Bình Thanh có 3 chiếc, An Hòa 2 chiếc, Hợp Thắng 2 chiếc, Hợp Hòa 2 chiếc…
Ông Mai Khắc Tuấn-Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Prông-nhận xét: Mô hình “Tiếng kẻng an ninh” góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, đóng góp tích cực vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đến nay, Hội CCB huyện đã triển khai cho Hội CCB các xã, thị trấn nhân rộng mô hình này.
THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.