Kỹ năng sống... mùa dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 1 tháng nay, vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thay vì đến trường thì 2 đứa trẻ nhà tôi phải ở nhà tự học như bạn bè đồng trang lứa. Mới đầu, như nhiều bậc phụ huynh khác, tôi rất lo lắng khi con thì nghỉ mà mẹ vẫn phải đi làm. Nhưng đến giờ thì tôi có thể yên tâm phần nào vì con đã tự trang bị những kỹ năng sống bổ ích mùa dịch. 
Ban đầu, tôi cứ thắc thỏm khi phải để con ở nhà một mình, bé chị thì mới học lớp 2, còn cậu em 5 tuổi. Thường ngày, con đi học về là tôi phải lo tắm rửa, xúc cho con ăn, giúp con học tập, sắp xếp bài vở. Vậy nên dù đã chuẩn bị đồ ăn và dặn dò kỹ càng, tôi vẫn có cảm giác không tin tưởng lắm khi giao đứa nhỏ cho đứa lớn. Hôm ấy, đến trưa, tôi chạy ù về nhà. Ngạc nhiên chưa, cô bé của tôi đã tự tắt ti vi từ lúc nào, xúc cơm ra chén cho em và con cũng tự ngồi ngay ngắn ngay bên cạnh, vừa ăn vừa động viên em. Đến chiều, khi tôi về đến nhà thì con gái đã tự dọn dẹp đồ chơi vào giỏ rất cẩn thận. Thấy mẹ về, con sà vào giúp tôi nhặt rau làm cơm. Đấy là việc chưa từng xảy ra, bởi mọi khi hễ đi học về là con liền ôm cứng lấy chiếc ti vi, mặc tôi làm việc nhà. Đến khi đi tắm, phải gọi mãi con mới chịu hợp tác.
Ngày thứ 2, ngày thứ 3, rồi đến cuối tuần, tôi chỉ theo dõi hoạt động của các con qua camera chứ không ghé về; các bạn tôi cũng vậy. Và đến lúc này, chúng tôi mới ngạc nhiên vỡ òa: Dường như con mình đã lớn! Mặc dù vẫn đôi lúc còn chành chọe với em và gọi điện mách mẹ nhưng chưa thấy mâu thuẫn lớn xảy ra; các con biết tự ăn, tự chăm sóc nhau mà không cần nhắc nhở. Bé lớn sau tuần đầu tiên đã biết quét nhà giúp mẹ, cậu em cũng thử bắt chước tập lau nhà.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Không phải sấp ngửa đưa đón, chăm sóc con cái giúp tôi thư thả hơn một chút, không còn cáu gắt như mọi ngày. Thay vào đó, khi con ào ra đón mẹ về và khoe thành tích trong ngày, tôi sẽ lắng nghe con lâu hơn, trò chuyện với con nhiều hơn. Nhờ đó không khí gia đình trong 2 tuần tiếp đó vẫn rất ổn định. Bé lớn sau khi nghỉ ngơi chán chê đã tự lấy tập vở ra học rồi tập làm cô giáo cho em. Chỉ cần nhìn 2 chị em chơi với nhau qua camera, tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Con không còn bé như tôi tưởng. Các con của bạn tôi cũng đã có thể làm được nhiều việc hơn, như lên mạng xem clip nấu ăn để thực hành, giặt đồ, xếp đồ cho mẹ… Không những thế, các con còn biết nhắc nhở nhau phải rửa sạch tay, đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
Cái gọi là kỹ năng sống của các con những ngày ở nhà bỗng tăng lên một cách đáng kể, không còn cảnh ỷ lại bố mẹ như những ngày đi học hay dịp cuối tuần. 2 chị em cũng bớt cãi nhau chí chóe, ngược lại học hỏi nhau nhiều hơn. Đến lúc này, tôi mới thấm thía câu nói của chị bạn, rằng càng bảo bọc thì con lại càng không biết việc để làm.
Dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại nên nếu cho con đi học thì nhiều gia đình vẫn chưa thực sự yên tâm. Những sắp xếp ban đầu mang tính thời vụ đã chuyển sang thế lâu dài, những đứa trẻ vốn quen được bảo bọc nay đã bắt đầu tự lập. Và chúng tôi, những người mẹ trẻ chợt nhận ra rằng yêu thương bằng cách làm thay cho con như trước kia đã vô tình tước bỏ đi kỹ năng sống của con. Có thể nói, nhờ đợt dịch này mà các bà mẹ trẻ ở cơ quan tôi, các bạn tôi đã có một bài học về cách buông con đúng lúc, để con được lớn, được khám phá và hình thành cho mình những kỹ năng riêng.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.