Để con thấu cảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1. Hàng đêm, tôi giữ thói quen kể chuyện cho con trước khi đi ngủ. Hôm đó, tôi đưa con đi công viên.
Đến đêm, con hỏi: “Vì sao con khỉ trong công viên buồn thế hả mẹ?”. Tôi trả lời: “Nhà của con khỉ trong rừng xanh. Con khỉ bị con người bắt về công viên, xa mẹ nên nó buồn”. Tôi vừa nói xong thì con òa khóc và nói: “Con thương con khỉ quá”. Rồi con trai nức nở hỏi tôi: “Thế làm sao để con khỉ nó có thể về được với mẹ của nó hả mẹ?”. Tôi giải thích mãi cũng không thể trả lời thỏa đáng câu hỏi của con, rằng tại sao người ta không thả con khỉ về rừng. Cho đến hôm tôi đưa con đi thăm những trẻ em mồ côi ở một trung tâm và nói rằng đó là những bạn không còn cha mẹ nữa. Ở đây, các bạn có một gia đình mới, ở đó có anh chị em, có tình yêu nhưng có lẽ sẽ vẫn không bằng gia đình mình. Vậy là, trong bữa ăn tối, cậu kể với bố: “Các bạn ấy mồ côi, con thương các bạn nghèo, con gấp quần áo cho các bạn”.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
2. Vì kỳ nghỉ do dịch Covid-19 kéo dài nên chúng tôi tập hợp trẻ con trong nhóm bạn bè để hàng ngày, mỗi mẹ sẽ được cử ra để trông chừng lũ trẻ đang độ tuổi mầm non. Một bữa, cậu bé 4 tuổi con bạn tôi đang ăn cơm thì mang đổ một chút ra vườn rau. Tôi hỏi: “Bo làm gì vậy, sao lại đổ cơm ra như thế”. Cậu bé trả lời: “Con cho con kiến ăn cơm”. Đoạn cháu gọi to: “Kiến ơi đến mà ăn cơm. Bo để dành cơm cho kiến nè”. Tôi bất ngờ trước hành động của cậu bé. Đến sáng hôm sau thì thấy mớ cơm trắng ấy đã được đàn kiến (hay lũ chuột?) dọn dẹp sạch sẽ. Mấy hôm nữa có dịp ghé ngang qua nhà, cậu chàng hỏi tôi: “Cô ơi, kiến nhà cô có ăn cơm giống kiến nhà Bo không?”. Tôi trả lời: “Kiến nhà cô đã ăn hết rồi. Kiến nói cảm ơn Bo bằng cái râu vẫy vẫy, nó vui lắm!”. Nghe vậy, cậu bé rất vui. Từ đó, mỗi lần dọn dẹp, thay vì cho hết đồ ăn thừa vào sọt rác, tôi để lại một ít rải ra góc vườn. Ban đêm tĩnh lặng, tôi nghe tiếng lũ kiến, lũ mối, lũ chuột lích rích tìm đến đám lá khô. Đến sáng hôm sau, chỗ vườn ấy lại được dọn sạch tinh tươm. Tôi cũng kể cho con trai mình về chuyện lũ kiến được bạn Bo chăm sóc.
3. Với lịch học dày đặc và sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái quá lớn nên trẻ con ngày thường bị cuốn trong vòng xoáy của học hành, thi cử. Bắt đầu vào lớp 1, thay vì được háo hức với các chữ cái và con số thì trẻ dường như đã được biết hết. Nhiều phụ huynh đã yêu cầu trường mầm non phải dạy chữ cho con. Những đứa trẻ vô hình trung trở thành đề tài để cha mẹ tự hào khi biết thêm được những phép tính, con chữ. Vì những áp lực vô hình đó mà trẻ được nhào nặn, nhồi nhét kiến thức từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy, những lăng kính giúp trẻ nhìn thấy thế giới bên ngoài cũng bị thu hẹp dần. Trong khi đó, hiện nay, sự tự tin, chia sẻ, thấu cảm yêu thương đang được xem là một trong những biểu hiện của trí thông minh hiện đại. Nhiều lúc chúng ta nhầm tưởng rằng sự yêu thương con người là bản năng, nó tồn tại hiển nhiên mà không cần bồi đắp hàng ngày. Chính vì vậy, chúng ta bỏ quên nó để rồi trẻ lớn lên mà quên mất một kỹ năng quan trọng là thấu cảm, đồng cảm với những hoàn cảnh khác.
4. Tình yêu là bản năng. Con người thường có xu hướng thương cảm, chia sẻ với những đối tượng khó khăn hơn; trẻ con cũng không ngoại lệ. Nhưng trẻ không thể kiểm soát được những tình huống mà cuộc sống hiện đại sẽ tác động đến chúng. Chính vì vậy, đối với các bậc phụ huynh, bên cạnh việc dạy con trở thành đứa trẻ thông minh về trí tuệ cũng cần chú ý đến việc bồi đắp những kỹ năng thuộc về thông minh cảm xúc (EQ). Cần kể cho con những câu chuyện về yêu thương con người, động vật. Dạy cho trẻ bảo vệ môi trường, quý trọng cây xanh. Bởi vì tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào phải bắt nguồn từ tình yêu với con vật, với ngọn cây, đồng cỏ. Tình yêu lớn phải xuất phát từ những điều nhỏ bé mà thiên nhiên ban tặng chúng ta hàng ngày.
THIỀU TÚ UYÊN

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.