Chuyện "tách bầy"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ai trong chúng ta chẳng có thời thơ bé hì hụi chế từ cái thùng carton lớn thành 1 “lâu đài” có cánh cửa mở ra khép vào được, đôi khi còn trổ được cả cửa sổ, bên trong cất giữ “kho báu”!
Chí ít là dùng chăn mền dựng lên một túp lều hoặc một cái hang trang hoàng đủ thứ dây nhợ, muốn vào thám hiểm phải dùng đèn pin. Nếu làm được cái nhà sàn trên chạc ba của gốc cây to thì càng phiêu lưu kỳ thú. Nhiều tình bạn gắn bó suốt đời cũng chỉ vì cùng chia sẻ những bí mật ấy, nhiều trận cãi cọ, đánh nhau nhớ đến già cũng chỉ vì kẻ kia dám... xâm phạm lãnh thổ. Nơi ấy trở thành cõi riêng-một thế giới biệt lập của tụi trẻ, khuất khỏi tầm mắt người lớn. Chỉ ở trong đó chúng mới thật sự là những người làm chủ, có quyền sắp xếp, tổ chức mọi sự theo ý mình, thả trí tưởng tượng bay thật xa.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tặng con phòng riêng khi lên 7-8 tuổi có thể được xem là món quà đặc biệt đối với trẻ này, với trẻ khác thì “sao cũng được”, có trẻ lại chưa sẵn sàng. Vì thế, bố mẹ cần trò chuyện và “làm công tác tư tưởng” trước để con hào hứng và có trách nhiệm khi được giao chìa khóa phòng! 
Đầu tiên, hãy cho trẻ biết rằng con được toàn quyền trang trí bày biện gian phòng theo ý mình, ngược lại phải tự giác dọn dẹp, vệ sinh ngăn nắp tử tế (gấp quần áo, xếp gối mền, lau sàn nhà, bảo quản đồ dùng…). Cần làm thời gian biểu sinh hoạt và nghiêm túc thực hiện, cha mẹ chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở. Có phòng ngủ-nghỉ riêng, con có thể ăn mặc phóng khoáng, thoải mái mà không làm người khác mất tự nhiên, là nơi con rút lui mỗi khi nhà có khách. Từ đó, sau này con sẽ có kinh nghiệm ở ký túc xá khi học xa nhà, ở nhà tập thể lúc mới đi làm hoặc ở riêng khi lập gia đình.
Tuy nhiên, có một vấn đề cần được lưu tâm, đó là nhiều bậc cha mẹ nghiễm nhiên coi phòng riêng cũng là phòng học của con, trang bị bàn ghế, tủ sách, computer để con tập trung làm bài, thức khuya dậy sớm không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cô cậu về đến nhà là chui tọt vào phòng, “cố thủ” ở trong ấy đến giờ ăn mới ra. Đến khi con nghiện game online, tham gia chat sex, lười làm việc nhà, thiếu kỹ năng xã hội…, phụ huynh mới té ngửa rằng mình đã tạo điều kiện cho con mình nằm ngoài tầm quan sát, uốn nắn của gia đình. Thậm chí, có cô cậu học THPT chốt cửa “học nhóm” với bạn trong phòng, mẹ gõ cửa đưa ly nước, đĩa trái cây vào còn bị con “đuổi” ra. Có bạn khi cha mẹ góp ý sao lại để phòng bẩn thỉu, bừa bộn thì bật lại: “Đây là phòng của con, con muốn làm gì thì làm”.
Hãy để bàn học của trẻ và máy tính ở phòng sinh hoạt chung để mọi người trong nhà ai làm việc nấy nhưng vẫn nhìn thấy nhau. Đừng sợ con phân tâm hay mải chơi mà ngược lại, các thành viên trong nhà không dám vào những trang mạng “có vấn đề” vì sợ bị bắt quả tang. Con cũng cần được rèn tính tập trung khi học và làm bài tập để mai sau có thể làm việc ngay giữa đám đông ồn ào, bất chấp thời tiết. Con cũng biết mẹ đang cần mẫn làm việc nhà để mình được yên tâm ngồi học, cha đang sửa chữa vật dụng gì đó trong nhà hoặc đang làm việc vất vả hơn mình. Gia đình nào có anh chị em cùng ngồi học lại càng tuyệt, các con có thể hỏi bài nhau và lúc giải lao cả nhà cùng ăn nhẹ, đùa vui, xem một kênh ti vi yêu thích… để thắt chặt mối liên hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Cẩn trọng khi cho con “tách bầy” nhé bạn! Chuyện kể rằng, có một cô gái trẻ suốt ngày trong phòng vùi đầu vào internet, chẳng có bạn, tính cách chậm chạp, mặt mũi bơ phờ, mắt thâm quầng và không thiết tha gì tới mọi người xung quanh. Một hôm cô ngẫm lại đời mình: “Quái lạ, hồi bé mình là đứa trẻ khác hẳn cơ mà! Mình từng rất thích ra ngoài chơi với các bạn, thích chơi thể thao, từng năng động và rất tự tin. Sao bây giờ mọi chuyện lại khác thế nhỉ?”. Cố gắng nhớ lại, cô chợt nhận ra: Chuyện bắt đầu từ món quà sinh nhật lần thứ 12, khi cha mẹ đặt chiếc máy vi tính đầu tiên trong phòng con gái!
 Th.S NGUYỄN LAN HẢI

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.