Chính sách thúc đẩy đàn ông Hàn Quốc "mua" cô dâu nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đàn ông Hàn Quốc ở vùng nông thôn được trợ cấp khoản tiền lớn để có thể tìm vợ ở nước ngoài, nhằm ngăn tình trạng suy giảm dân số.
Đám cưới tập thể của 22 đôi vợ chồng, trong đó chú rể là người Hàn Quốc, cô dâu là người Campuchia, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc, tại quận Gangnam, thủ đô Seoul hồi tháng 10/2010. Ảnh: Korea Times.
Dân số nông thôn liên tục giảm trong 30 năm qua là một trong những vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ Hàn Quốc. Để giải quyết tình trạng này, một số địa phương đã đề ra chính sách chi tiền trợ cấp cho những người độc thân đi tìm vợ ở nước ngoài.
Chính sách trợ cấp hôn nhân cho đàn ông địa phương kết hôn với cô dâu ngoại quốc đang được áp dụng tại hơn 35 huyện thị của Hàn Quốc, chủ yếu là những địa phương có nguồn thu từ nông nghiệp và thủy sản. Đàn ông độc thân vùng nông thôn đang tìm vợ ngoại quốc sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp 3-10 triệu won (2.540 - 8.570 USD).
Mức trợ cấp này thay đổi tùy từng khu vực. Huyện Yangpyeong ở tỉnh Gyeonggi trợ cấp 10 triệu won cho đàn ông địa phương trong độ tuổi 35-55, chưa từng kết hôn, làm việc trong các ngành nông lâm ngư nghiệp và sống ở địa phương ít nhất ba năm.
Từ khi áp dụng chính sách này năm 2009, huyện Yangpyeong có 57 người đã được nhận tiền và 570 hộ gia đình kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đa số cô dâu là người Việt Nam, tiếp theo là những quốc gia Đông Nam Á khác.
Để đảm bảo các đôi vợ chồng kết hôn có yếu tố nước ngoài được bền vững, huyện Yangyang ở tỉnh Gangwon quy định nếu vợ chồng ly hôn hoặc chuyển chỗ ở trong vòng một năm sau khi kết hôn, họ sẽ phải trả lại khoản trợ cấp 3 triệu won.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại biện pháp này sẽ khuyến khích người dân "mua" cô dâu nước ngoài, đặc biệt từ các nước Đông Nam Á, nhằm tăng dân số và ngăn chặn cuộc di cư từ nông thôn lên thành thị.
"Về cơ bản, đây là hôn nhân theo hình thức mua cô dâu dựa trên tiền bạc chứ không phải tình yêu", Jang Han-up, giám đốc Viện nghiên cứu đa văn hóa Ewha, nói. "Hôn nhân như vậy giống như một kiểu mua sắm, dẫn tới nhiều vấn đề như rào cản ngôn ngữ và nhân quyền. Cô dâu ngoại quốc dễ bị lạm dụng, bị coi là tài sản và làm người quản gia kiêm đối tượng phục vụ tình dục hơn là các bà vợ đúng nghĩa".
Theo một khảo sát được Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc tiến hành với 920 phụ nữ nhập cư theo dạng kết hôn, 42,1% cho biết từng chịu bạo hành gia đình và 68% có trải nghiệm tình dục không mong muốn.
Chính sách trợ cấp hôn nhân này trang trải chi phí cho đàn ông Hàn Quốc làm lễ cưới, mua vé máy bay, thuê chỗ ở và chi trả phí môi giới khi ra nước ngoài tìm vợ. Sau khi chọn được ứng viên trên trang web môi giới, đàn ông Hàn Quốc thường bay ra nước ngoài để gặp cô dâu.
Theo một nghiên cứu do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình thực hiện năm 2017 về ngành môi giới hôn nhân quốc tế, chi phí để đàn ông Hàn Quốc kết hôn với phụ nữ Uzbekistan tốn kém nhất, trung bình 18,3 triệu won một người, tiếp theo là Philippines với 15,2 triệu won, Campuchia với 14,4 triệu won, Việt Nam với 14,2 triệu won, Trung Quốc là 10,7 triệu won.
Cô dâu Việt Nam chiếm 73% trong số những cuộc hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ ngoại quốc, và chỉ mất trung bình 3,9 ngày từ khi hai người gặp gỡ tới lúc kết hôn. Về độ tuổi, chú rể Hàn Quốc có tuổi đời trung bình là 43,6, còn cô dâu ngoại quốc là 25,2, chênh lệch 18,4 năm.
Đàn ông ở vùng nông thôn Hàn Quốc khó tìm vợ là do sự vắng bóng của phụ nữ ở nơi họ sinh sống. Khi kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển nhanh vào những năm 1960, phần lớn phụ nữ nông thôn đã đổ về thành thị làm việc cho nhà máy để kiếm tiền cho gia đình.
Trong khi đó, đàn ông nông thôn thường có xu hướng ở lại quê hương bản quán để chăm sóc cha mẹ và thờ phụng tổ tiên theo truyền thống Nho giáo. "Phụ nữ độc thân ở đây rất hiếm hoi. Đa số đã lấy chồng hoặc chuyển lên thành phố làm việc, kết hôn. Chương trình trợ cấp này dành cho các nông dân là nam giới không thể tự tìm bạn đời", một quan chức giấu tên của huyện Yangpyeong nói.
"Phần lớn phụ nữ Hàn Quốc không chịu lấy đàn ông ở vùng nông thôn, nên họ rốt cuộc phải kết hôn với cô dâu nước ngoài. Bởi vậy, chúng tôi muốn giúp họ tìm bạn đời", một quan chức giấu tên ở tỉnh Gyeonggi nói.
Tỉnh Nam Gyeongsang ra "Quy định hỗ trợ hôn nhân quốc tế cho đàn ông độc thân ở vùng nông thôn", trong đó nêu rõ mục đích của quỹ hôn nhân là tổ chức các đám cưới có yếu tố nước ngoài và hỗ trợ một phần chi phí để đàn ông độc thân vùng nông thôn thành gia lập thất, qua đó thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chính sách hỗ trợ hôn nhân như vậy phần nào thể hiện văn hóa trọng nam khinh nữ, gia trưởng và bài ngoại của Hàn Quốc, đặc biệt là trong thời đại bình đẳng giới và toàn cầu hóa hiện nay.
"Những quy định này có vấn đề. Chính sách không không được phép phục vụ một nhóm người nhỏ. Phụ nữ nhập cư tới Hàn Quốc qua hôn nhân vì không có lựa chọn nào khác. Điều này có nghĩa là xã hội Hàn Quốc không sẵn lòng đón nhận người nhập cư trừ phi họ cam kết lập gia đình và sinh con", giáo sư Cho Hye-ryeon, Viện Giáo dục và Thúc đẩy bình đẳng giới Hàn Quốc, nhận xét.
"Đã tới lúc Hàn Quốc xem lại các chính sách và quan điểm của mình đối với phụ nữ nhập cư qua con đường hôn nhân và hướng tới việc coi họ là một thành viên của xã hội thay vì giới hạn họ trong phạm vi gia đình. Để làm được điều này, chính phủ phải từ bỏ các chính sách tập trung vào gia đình, chuyển sang hỗ trợ và tôn trọng cá nhân", bà Cho nói.
To Thi Vien (trái), mất 5 ngày để quen biết và kết hôn với Kim Wan-su (giữa), năm 2008. Tới Hàn Quốc, cô sống cùng mẹ và chị chồng ở thành phố gần Seoul. Ảnh: NYT.
Đa số phụ nữ nhập cư biết tới Hàn Quốc qua những nhóm nhạc K-pop hào nhoáng, các bộ phim truyền hình về cuộc sống xa xỉ quyến rũ. Họ tới Hàn Quốc với ước mơ về một cuộc sống khác và có thể gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà.
"Chúng tôi từng kiến nghị với Bộ Bình đẳng giới và Gia đình rằng các chính sách hỗ trợ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như hiện nay là không phù hợp", Lim Sun-young, một quan chức giám sát nhân quyền của người nhập cư tại Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc, nói.
Dân Việt/Theo Hồng Hạnh (Theo StraitsTimes) (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.