Mùa hè nào cho con?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, tôi dự định sẽ dành thời gian trọn vẹn cho con theo đúng nghĩa: cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi. Tuy nhiên, không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng có thời gian rảnh rang như vậy. 
Lại nhớ, trong buổi họp phụ huynh cuối năm cho con ở lớp mầm, lúc chuẩn bị ra về, tôi chợt khựng lại khi nghe khá nhiều câu hỏi của các phụ huynh khác có cùng một nội dung: “Cô ơi, các cháu nghỉ tới ngày nào. Khi nào thì nhà trường có thể tổ chức lớp học hè cho các bé!”. Cô giáo đang cắm cúi xem lại biên bản, vội ngẩng đầu lên ra hiệu cho các phụ huynh trật tự, rồi nói: “Nhà trường sẽ có thông báo sau. Nếu các phụ huynh có nhu cầu cho bé học hè thì sẽ nhận đơn đăng ký ở bên góc lớp”. Tôi đứng lặng quan sát, thấy gần hết phụ huynh của lớp đến lấy đơn, mẹ bé Nấm ngồi cạnh tôi cũng nhanh tay đem về cho tôi một lá đơn để ghi nguyện vọng.
   Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Khi biết tôi dự định sẽ chơi cùng con cả mùa hè ở nhà, mẹ bé Nấm chắc lưỡi: “Em cũng muốn vậy lắm, nhưng mà có được đâu. Đứa lớn thì lớp 3, nghỉ hè mà để hai anh em ở nhà chơi với nhau thì không yên tâm vì vợ chồng em đi làm cả ngày. Chỉ cần trông con mấy ngày trước kỳ nghỉ hè mà em còn stress lên đây này, vợ chồng cứ phải luân phiên xin nghỉ để trông con. Vậy nên chỉ mong đến ngày học hè ở trường để gửi con mà yên tâm làm việc”.
Nghe lời tâm sự của mẹ bé Nấm, tôi chợt nhận ra, có lẽ kỳ nghỉ hè của tuổi thơ tôi ngày trước nay đã trở nên xa lạ với các trẻ ngày nay nhiều lắm rồi thì phải. Đâu rồi tuổi thơ trong veo được chăn trâu, thả diều, bắt bướm, bơi lội bên sông hoặc cùng nhau chơi đánh trận giả, nhảy dây, trốn tìm. Và, cũng đã xa lắm rồi cái thời con trẻ có thể tự do ở nhà và đi chơi ngoài đường mà không cần có người lớn giám sát, đã xa lắm rồi tuổi thơ mơ mộng mà mẹ muốn vẽ cho con, bởi những vội vã vẫn vuột qua vì thời gian không cho phép. Hiện nay, khi mà công việc của bố mẹ ngày phải đảm bảo đủ tám tiếng thì thời gian dành cho con cái càng hạn hẹp, khoảng thời gian hai mươi bốn tiếng mà chỉ dành có vài tiếng để buổi chiều vội vàng đón con từ trường về, tắm gội, cho con ăn rồi mẹ thì lo dọn dẹp, giặt giũ, bố thì xem ti vi hoặc nếu quan tâm thì xem bài học cho con, rồi lại vội vàng cho con vệ sinh cá nhân và đi ngủ. Sáng sớm hôm sau thì tất bật giục dậy cho đúng giờ, rồi lại giục con ăn nhanh cho kịp giờ đi làm của bố mẹ, rồi cả nhà lại vội vã chia tay, bố mẹ tám tiếng công sở, con tám tiếng trên trường. Tất cả cứ nhịp nhàng và vội vã như vậy.
Trong suốt mùa hè, ngày nối ngày, có lẽ quỹ thời gian của phần đông các bậc phụ huynh, nhất là những gia đình trẻ, đều xoay tròn một vòng quay như vậy. Cũng bởi, không phải ai cũng được nghỉ hè cùng với con. Và cũng đâu phải ai cũng có ông bà để gửi trông cháu, đâu phải ai cũng có một miền quê yên bình đầy nắng gió để gửi con về mà tận hưởng tuổi thơ theo đúng nghĩa. Dẫu biết là tuổi thơ của con sẽ bị đánh cắp nhưng vẫn không ngừng ao ước là con sẽ có những trại hè bổ ích để vui chơi thay vì phải học. Tuy nhiên, những mơ ước đó dường như cũng khá xa vời với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn bởi những trại hè có quy mô thì tiền đóng góp cũng rất cao.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.