Học làm người có ích ở Gia Lai: Trải nghiệm và trưởng thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thiên về giáo dục kỹ năng sống để giúp các em can đảm, xử lý nhanh khi có tình huống nguy hiểm xảy ra, khơi gợi những giá trị đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống là những bài học thiết thực mà 90 học viên trong độ tuổi 9-14, đến từ các huyện Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ và TP. Pleiku tiếp nhận được khi tham gia chương trình “Học làm người có ích” do Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức.
Tại khoảng sân trống của Trung đoàn Bộ binh 991 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), một bình ga bị hở van, khí ga rò rỉ và tạo ra ngọn lửa lớn. Một học viên mạnh dạn cầm bình chữa cháy vượt qua các chướng ngại vật để dập lửa. Đây là một tình huống giả định do các chiến sĩ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) đặt ra để học viên tự tìm cách xử lý. Trước khi để các em thực hành, cán bộ, chiến sĩ đã hướng dẫn những kiến thức cơ bản phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột khô, yêu cầu học viên giữ bình tĩnh, không hỗn loạn trong khi tham gia chữa cháy. 
Học viên thực hành dập tắt đám cháy do rò rỉ bình ga. Ảnh: T.B
Học viên thực hành dập tắt đám cháy do rò rỉ bình ga. Ảnh: T.B

Bà Lê Thị Hà-Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai: Với từng chuyên đề, chúng tôi đều phối hợp với các cán bộ, chiến sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để đem lại cho học viên những bài học bổ ích, những kỹ năng đúng, sát với thực tế. Nhờ sự đổi mới này, số lượng học viên đăng ký tham gia chương trình tăng dần qua các năm, đặc biệt là học viên ở các huyện. Chúng tôi đang tiến hành khảo sát địa điểm, dự kiến sẽ tổ chức một chương trình tương tự tại cơ sở.

Tham gia phần thực hành chữa cháy, các em đều rất hào hứng, chăm chú lắng nghe hướng dẫn, tập trung quan sát và quyết tâm thực hiện tốt nội dung tình huống giả định yêu cầu. Em Nguyễn Hồ Xuân Toản (lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) bày tỏ: “Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các chú Công an nên chúng em thực hành chữa cháy khá tốt. Khi gặp tình huống là đám cháy nhỏ, trước hết là phải bình tĩnh để tham gia dập lửa. Để chủ động phòng tránh hỏa hoạn, mỗi gia đình nên trang bị một bình cứu hỏa”.
Ngoài kỹ năng dập tắt đám cháy nhỏ, học viên còn được hướng dẫn cách di chuyển cúi thấp người và bịt mũi bằng khăn ướt để thoát hiểm, cách thoát hiểm bằng đu dây xuống mặt đất trong trường hợp có cháy xảy ra trên tầng 2. Bên cạnh đó, các em còn được hướng dẫn kỹ năng phòng-chống tai nạn thương tích, sơ cứu, băng bó vết thương; kỹ năng xử lý tình huống khi bản thân có nguy cơ xâm hại. Em Lê Quốc Khánh (lớp 4/8, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chia sẻ: “Trải nghiệm kỹ năng này giúp em biết thoát hiểm đúng cách khi xảy ra trường hợp tương tự”.
Chương trình huấn luyện năm nay có khá nhiều đổi mới. Đó là trong thời gian 3 ngày 2 đêm, học viên được trải nghiệm cuộc sống quân ngũ tại Trung đoàn Bộ binh 991, tuân thủ sinh hoạt theo đúng giờ giấc, tập thể dục buổi sáng, biết cách sắp xếp quân tư trang cá nhân, tham quan khu huấn luyện tác chiến, tìm hiểu về súng tiểu liên AK, thực hành cách mắc võng. Đây thực sự là những trải nghiệm mới lạ mà qua đó, các em hiểu thêm cuộc sống sinh hoạt, tác phong của bộ đội. Các em cũng có những phút giây sôi động, vui vẻ với các trò chơi vận động và những bài nhảy dân vũ hiện đại hay lễ hội sắc màu.
Sau chuỗi hoạt động vừa học kỹ năng vừa vui chơi, các em có dịp lắng đọng cảm xúc qua những bài học về tình yêu thương. Trong đêm kết nối yêu thương, giữa không gian của nến, những câu chuyện về tình cảm gia đình, tình bạn đã lấy đi không ít nước mắt của học viên. Em Nguyễn Khánh Quỳnh Nhi (lớp 4B, Trường Tiểu học Cù Chính Lan, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) chia sẻ: “Từ bài giảng của các anh chị, em thấy mình phải biết yêu thương bố mẹ nhiều hơn vì bố mẹ đã luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất. Bản thân em phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn để không phụ lòng bố mẹ”.
Cho con tham gia chương trình, các bậc phụ huynh cũng thấy những bài học, những kỹ năng trong khóa học là rất cần thiết. Chị Trần Thị Hà-mẹ của em Chu Sỹ Hoàng (lớp 5, Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho hay: “Tôi thấy khóa học cung cấp cho con mình nhiều kỹ năng hay và bổ ích. Các cháu được thực hành từng kỹ năng nên sẽ biết cách xử lý nếu xảy ra trường hợp tương tự trong thực tế. Năm sau, tôi sẽ tiếp tục đăng ký cho cháu theo học chương trình này, hy vọng hình thành thêm nhiều kỹ năng mới giúp con ngày một trưởng thành”.
 THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.