Quan tâm hỗ trợ người khuyết tật ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có trên 20.000 người khuyết tật, trong số đó có 13.000 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng cần sự quan tâm trợ giúp của toàn xã hội.
Theo bà Rcom Sa Duyên-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống người khuyết tật luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 13.000 người khuyết tật đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Người khuyết tật là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Hàng năm, người khuyết tật đều được khám bệnh định kỳ và cấp phát thuốc miễn phí. Các ngành chức năng cũng mở nhiều lớp tập huấn nâng cao kỹ năng phát hiện và can thiệp sớm các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ em tại cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quan tâm thực hiện, qua đó giúp người khuyết tật có kỹ năng tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, tiến tới hòa nhập xã hội.
 Trao tặng xe lăn cho người khuyết tật.    Ảnh: Đ.Y
Trao tặng xe lăn cho người khuyết tật. Ảnh: Đ.Y
“Hoạt động trợ giúp người khuyết tật của tỉnh ta đã giúp đối tượng này nâng cao nhận thức và tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, người khuyết tật được trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 136 của Chính phủ; hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình hệ vận động, sứt môi, hở hàm ếch, làm dụng cụ chỉnh hình tay chân giả, cấp xe lăn, xe lắc miễn phí..., giúp họ thêm tự tin, vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, hòa nhập cộng đồng”-bà Duyên chia sẻ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các hội, cơ sở chăm sóc và hỗ trợ người khuyết tật gồm: Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Hội Người mù tỉnh, cơ sở nuôi trẻ khuyết tật tại làng Ngol (phường Trà Bá, TP. Pleiku), cơ sở nuôi người tâm thần của ông Hà Tư Phước (xã Chư Hdrông, TP. Pleiku). Những năm qua, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các tổ chức, đơn vị, cơ sở và những tấm lòng hảo tâm tặng hàng ngàn suất quà nhân dịp lễ, Tết; đặc biệt, có 200 người khuyết tật được làm dụng cụ chỉnh hình, tay chân giả miễn phí.
Khi vừa ra đời, em Rah Lan Veo (7 tuổi, xã Ia Phí, huyện Chư Pah) đã không được may mắn như các bạn cùng trang lứa do bị khuyết tật nghe, nói và dị tật hở môi. Vậy nhưng đến nay Veo đã có thể cười, bày tỏ niềm vui với các bạn cùng lớp. Anh Puih Yao-bố cháu Veo-chia sẻ: “Cuộc sống càng khó khăn hơn khi vợ mình bị bệnh nặng và qua đời, để lại 4 cha con, trong đó có Veo bị dị tật bẩm sinh. Ba năm nay, mình phải gửi Veo ở với bà ngoại để đi làm thuê kiếm sống. Làm quanh năm nhưng không đủ ăn”. Năm 2018, theo chương trình của Quỹ Bảo trợ trẻ em, cháu Veo được phẫu thuật chỉnh hình miễn phí. Giờ đây, cháu đã có thể vui cười và được đi học cùng các bạn. Không chỉ vậy, những năm qua, gia đình còn được Nhà nước trợ cấp hàng tháng nên cũng vơi bớt phần nào những khó khăn.
Một trường hợp khác cũng được hỗ trợ kịp thời là anh Rơ Mah Thơm (32 tuổi, xã Ia Lang, huyện Đức Cơ). Năm 6 tuổi, anh bị đau mắt đỏ nhưng không được chữa trị kịp thời nên mù cả 2 mắt. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh Thơm không được đi học mà chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhờ sự quan tâm của ngành chức năng và chính quyền địa phương, năm 2006, anh được Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh đón về chăm sóc, đồng thời được tham gia lớp học nghề dành cho người khuyết tật. Anh Thơm tâm sự: “Mắt bị mù, không còn ai chăm sóc, nuôi dưỡng, tôi không biết phải làm gì để lo cho cuộc sống của mình. Từ khi được đón về Trung tâm, được Hội Người mù cho đi học nghề bấm huyệt cổ truyền và tạo việc làm, giờ tôi đã có thể tự làm việc để nuôi sống bản thân”.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn một số bất cập. Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho hay: Gia Lai là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế-xã hội, giao thong đi lại khó khăn, số đối tượng khuyết tật nhiều. Hơn nữa, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh thường tập trung ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa nên đời sống rất bấp bênh. “Thời gian tới, công tác chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được chính quyền các cấp quan tâm. Cụ thể, tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận với giáo dục, xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập, học văn hóa kết hợp với phục hồi chức năng; hỗ trợ học nghề và tạo việc làm. Ngoài ra, công tác đào tạo nguồn nhân lực về phục hồi chức năng cho người khuyết tật, triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng được tăng cường để hướng tới xã hội hòa nhập. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước hỗ trợ kinh phí giúp người khuyết tật. Xây dựng khu nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh để đưa đối tượng người tâm thần vào quản lý, nuôi dưỡng”-bà Rcom Sa Duyên cho biết thêm.
 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.