Cán bộ bảo vệ rừng tận tụy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với vai trò là Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra, ông Nguyễn Văn Chín đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động góp phần cùng đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong chỉ đạo công tác chuyên môn, ông Nguyễn Văn Chín thường xuyên triển khai lồng ghép, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại các buổi giao ban định kỳ, ông luôn dành 30-40 phút để đánh giá kết quả học tập và làm theo Bác của cá nhân, người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng gắn với phong trào thi đua như: khu rừng bình an; khu rừng không để xảy ra cháy; không để người dân lấn chiếm đất rừng. Từ các phong trào thi đua và ký cam kết với các hộ dân, hàng năm, số vụ xâm hại tài nguyên rừng giảm dần và nếu có xảy ra đều được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các lực lượng thường xuyên tuần tra, trực gác; thực hiện phương châm quản lý rừng tận gốc.
“Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2021, diện tích rừng tự nhiên được giữ ổn định hơn 10.415 ha, rừng trồng tăng thêm 241 ha và đạt 132% kế hoạch giao, nâng tổng diện tích rừng trồng của đơn vị lên 3.135 ha. Như vậy, đến nay đã đạt đến 98% đất có rừng trên tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao (13.800 ha)”-ông Chín cho hay.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất của Ban Quản lý là lực lượng mỏng, 9 chốt, trạm nhưng chỉ có 13 người nên mỗi chốt, trạm chỉ bố trí 1-2 người, trong khi lâm phần quản lý nằm trên địa bàn 3 xã thuộc 2 huyện Mang Yang và Đak Pơ. Để khắc phục khó khăn, Ban Quản lý phối hợp tuần tra trực gác, đẩy mạnh giao khoán rừng tạo thành hạt nhân bảo vệ rừng. Đến nay, đã có 376 hộ nhận khoán với diện tích 6.421 ha. Các hộ này tổ chức thành các tổ nhóm cộng đồng, giao theo phương châm tự quản, tự canh. Hàng tháng, Ban Quản lý cử cán bộ vào sinh hoạt một lần để đánh giá kết quả việc tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.
Ông Nguyễn Văn Chín tặng quà cho hộ dân khó khăn trên địa bàn đơn vị đứng chân. Ảnh: Vũ Thảo
Ông Nguyễn Văn Chín tặng quà cho hộ dân khó khăn trên địa bàn đơn vị đứng chân. Ảnh: Vũ Thảo
Hơn 30 năm công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra, ông Nguyễn Văn Chín đã quá thông thạo từng khu vực ở các chốt, trạm thuộc lâm phần quản lý. Theo chia sẻ của ông Chín, khi đã dấn thân với nghề thì phải xác định đây là nghề mang tính đặc thù, nặng nhọc, nguy hiểm, môi trường làm việc có nhiều tác động bởi nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Đây là rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ hợp thị hiếu tiêu thụ. Nói là rừng có cửa nhưng thực tế lại có nhiều đường mòn nối với quốc lộ 19 nên rất thuận lợi cho các đối tượng lẻn vào rừng khai thác gỗ đem bán, nếu như công tác quản lý bảo vệ rừng lơi lỏng. Bên cạnh đó, rừng trồng phần lớn nằm trên núi cao, độ dốc lớn, xen kẽ với nương rẫy của người dân, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ, phòng-chống cháy rừng vào mùa hanh khô. Thêm vào đó, nguy cơ về xâm lấn đất rừng để làm nương rẫy vẫn luôn rình rập. Song, nhờ làm tốt công tác phối hợp với người có uy tín trong khu dân cư, cộng đồng thôn làng để tuyên truyền, vận động các biện pháp bảo vệ rừng nên đã hạn chế thấp nhất nạn phá rừng, xâm lấn đất rừng. Ngoài ra, Ban cũng đã tuyên truyền, vận động, cảm hóa được nhiều người từng là “lâm tặc” cộm cán ở các xã Hà Ra, Đak Jơ Ta trở thành những người tích cực tham gia bảo vệ rừng.
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, ông Chín đã cùng tập thể cán bộ, nhân viên của đơn vị thường xuyên tham gia hoạt động xã hội từ thiện. Năm 2020, ông đã huy động cán bộ, viên chức tham gia đóng góp kinh phí xây dựng 1 căn nhà tình nghĩa trị giá trên 40 triệu đồng cho 1 hộ dân ở làng Kon Chrah (xã Hà Ra). Đồng thời, đơn vị ưu tiên, tạo điều kiện giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho người địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thông qua công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; giúp đỡ hộ dân sản xuất nông lâm kết hợp, góp phần giảm nghèo bền vững, tạo mối quan hệ tốt giữa Ban Quản lý với người dân địa phương.
Nhận xét về ông Chín, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mang Yang Ngô Quang Trung cho biết: Với vai trò là Trưởng ban cũng như Bí thư Chi bộ, ông Chín luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc; đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của đơn vị. Nhờ công tác lâu năm trong ngành lâm nghiệp nên ông có nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận và có quan hệ chặt chẽ với những người có uy tín trong cộng đồng, từ đó việc phối hợp thông tin để kịp thời ngăn chặn những vụ xâm phạm tài nguyên rừng. Thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra tương đối tốt. Ông Nguyễn Văn Chín được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong học tập và làm theo Bác giai đoạn 2016-2021.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.