Những "đại thụ" giữa núi rừng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có tri thức và vốn sống phong phú, già làng không chỉ neo giữ mạch nguồn văn hóa, là chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng mà còn trở thành kênh tuyên truyền hiệu quả, tin cậy ở các buôn làng. Với những đóng góp đó, họ xứng đáng là “đại thụ” của buôn làng Tây Nguyên. 
Già làng Rahlan Brách. Ảnh: Minh Châu
Già làng Rahlan Brách. Ảnh: Minh Châu
Là người con của buôn Pan (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), già làng Rahlan Brách hiểu rất rõ nếp sống của người Jrai ở vùng đất này. Ông được tin tưởng bầu giữ nhiều vị trí như Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, già làng... Ông Brách hiểu “quyền năng” của già làng chính là nói dân tin, làm dân theo. “Nhưng để làm được điều đó, trước tiên mình phải luôn là người có uy tín”-ông nói. Để vận động người dân trong buôn thực hiện các phong trào, cuộc vận động, nhất là cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, ông luôn đi đầu trong việc hiến đất làm đường giao thông và làm nhà sinh hoạt cộng đồng. Bằng tri thức và vốn sống phong phú, già làng Brách đã kiên trì vận động người dân xóa bỏ các hủ tục như: ma lai, thuốc thư, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục cưới xin, ma chay lãng phí, không kết hôn cận huyết, tảo hôn... Kinh nghiệm sống cũng đã giúp ông hòa giải thành công hàng chục vụ mâu thuẫn lớn nhỏ trong buôn mỗi năm, giữ cho cuộc sống luôn bình yên, phát huy được tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Già làng Brách cho biết, ông thấm nhuần lời dạy của Bác: “Muốn dân tin, dân yêu, trước hết phải gần dân, hiểu dân, thương dân và lo cho dân”. Vì vậy, ông luôn coi người dân trong buôn như người một nhà, nay đến nhà này, mai tới nhà kia trò chuyện để hiểu về đời sống, tình cảm, nguyện vọng của bà con. Già làng hiện nay ngoài là “trụ cột tinh thần” của cộng đồng thì còn có thêm nhiều nhiệm vụ mới. Đó là vận động đồng bào mình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiệm vụ quan trọng nữa là vận động bà con tăng gia sản xuất, chăm chỉ lao động để phát triển kinh tế gia đình và giảm nghèo bền vững. “Đặc biệt, trong giai đoạn phòng-chống dịch Covid-19 hiện nay, mình phải thường xuyên nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định phòng-chống dịch, phải đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách và hạn chế đến những nơi đông người. Sau giờ lao động trên nương rẫy trở về, người Jrai thích tụ tập uống rượu nhưng bây giờ phòng-chống dịch phải bỏ thói quen này”-ông nói.
Không chỉ là người có uy tín của cộng đồng Jrai ở buôn Pan, già Brách còn là gương sáng trong phát triển kinh tế. Ông thuộc thế hệ người già nhưng nhạy bén trong lao động, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gia đình ông hiện có 8 ha mì trồng xen với cây điều để tăng năng suất, nuôi đàn bò sinh sản, mua máy cày để giải phóng sức lao động… Mỗi năm, gia đình ông thu nhập 100-150 triệu đồng. Từ kinh nghiệm của bản thân, già làng Brách bày cách làm ăn cho người dân, nhất là hộ nghèo. Nhờ đó, có 6 hộ trong buôn đã thoát nghèo trong năm 2020. Hiện tại, hơn 200 hộ dân trong buôn chỉ còn 33 hộ nghèo. Ông Ksor Lập-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Rsai-đánh giá: “Già làng Rahlan Brách luôn giữ được uy tín, mẫu mực trong lối sống và làm ăn kinh tế, làm gương cho cộng đồng noi theo. Những đóng góp của ông trong công tác vận động quần chúng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện đã được địa phương ghi nhận và biểu dương”.
hoangngoc@baogialai.com.vn

Già làng Rahlan Brách (bìa phải; xã Ia Rsai, huyện Krông Pa) cho rằng, trước khi vận động Nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động, bản thân ông phải gương gương mẫu đi đầu. Ảnh: Minh Châu

Vốn là 1 nhà giáo nên già làng Siu Phyeo (làng Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có cách tuyên truyền chủ trương, đường lối rất đơn giản, dễ hiểu. Ông cho hay: “Vùng biên giới còn nhiều khó khăn, dân trí thấp nên người dân dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Mình sống lâu ở đây, chứng kiến nhiều vụ việc nên có kinh nghiệm và có thông tin. Do đó, trách nhiệm của già làng là phải làm sao để nói cho dân nghe, dân hiểu mà tránh xa cái xấu”. Ông cho rằng, những yếu tố cốt lõi như tri thức, sức trẻ và sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh cho cộng đồng vượt qua mọi sự cám dỗ, lạc hậu để vươn tới cuộc sống ấm no. Vì vậy, với vai trò già làng, ông đặc biệt tuyên truyền các vấn đề học tập của trẻ em vùng biên giới, phát huy sức trẻ của thế hệ thanh niên và hòa hợp, đoàn kết các dân tộc Jrai, Tày, Nùng, Mường, Kinh sinh sống trên địa bàn.
Già làng Siu Phyeo chia sẻ: “Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, trách nhiệm của đội ngũ già làng là làm sao cho người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận. Mình phải đến từng hộ đôn đốc bà con đưa con em đến trường, không để trẻ nào không được đi học. Cùng với đó, cần quan tâm đến những thanh niên chưa có việc làm, thường xuyên đôn đốc, khuyến khích lớp trẻ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều để đem lại hiệu quả kinh tế”.
Để không lạc hậu với lớp trẻ, già làng Siu Phyeo luôn tiên phong tham gia các lớp tập huấn về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, từ đó có kiến thức tuyên truyền, vận động bà con. Ông thừa nhận, với người già, việc tiếp thu công nghệ còn nhiều hạn chế. Do đó, ông đặt quyết tâm khó mấy cũng làm được thì mới nói được cho mọi người hiểu, mới giúp người dân nghe và tin theo mình. Trong công tác vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, già Phyeo luôn tích cực chủ động phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động bà con nơi vùng biên nâng cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu xúi giục vượt biên; nỗ lực lao động sản xuất, định canh định cư, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.   
Như những "đại thụ" giữa núi rừng, nhiều già làng vẫn thầm lấy việc giúp dân, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của bà con làm niềm vui, niềm kiêu hãnh riêng. “Quyền năng” của già làng qua các thời kỳ đã ít nhiều thay đổi, song những đóng góp cho cộng đồng của họ vẫn hết sức quan trọng, làm nên nét đẹp, bản sắc riêng ở các buôn làng Tây Nguyên.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.